Trang chủGIỚI THIỆUĐÓN BẰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NHÀ THỜ PHẠM TRỌNG...

ĐÓN BẰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NHÀ THỜ PHẠM TRỌNG NGẠN TẠI THỊ TRẤN YÊN NINH, HUYỆN YÊN KHÁNH NINH BÌNH.

 

Hôm nay, ngày 13-7-2016, UBND Thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh tỉnh Nình Bình cùng với dòng họ Phạm Trọng long trọng tổ chức Lễ đón Bằng Di tích Lịch sử- Văn hóa Nhà thờ Phạm Trọng Ngạn tại Tổ dân phố số 8, Thị trấn Yên Ninh. Đến dự Lễ đón, ngoài lãnh đạo địa phương cùng đông đủ bà con dòng họ Phạm ở Thị trấn Yên Ninh còn có bà con họ Phạm Trọng ở Lào Cai về dự rất đông. Ban quản lý nhà thờ Đông Giáp tướng quân Phạm Chiêm (ông nội Thái úy Phạm Cự Lượng) ở Nam Trung, Nam Sách, Hải Dương cũng về dự. Về phía Họ Phạm có đại diện HĐ Họ Phạm tỉnh Ninh Bình, thị xã Ninh Bình, huyện Kim Sơn, Thị xã Tam Điệp về dự.
Dòng họ Phạm Trọng và các đại biểu đã đến Trụ sở UBND Thị trấn Yên Ninh rước Bằng về Nhà thờ và tiến hành trang trọng buổi Lễ. Cuối cùng là bữa liên hoan vui vẻ trong tình họ đầm ấm.
Nhà thờ Phạm Trọng Ngạn đã có từ lâu, mới được tu bổ từ năm 2014 do gia đình ông bà Phạm Trọng Hảo và Nguyễn Thị Liên là hậu duệ đời thứ 6 của cụ Phạm Trọng Ngạn, hiện sinh sống ở Thị xã Cam Đường, Lào Cai cung tiến, chi phí đến nay đã hết 1,5 tỉ đồng và đang còn tiếp tục các công trình phụ trợ như nhà khách và hồ, dự kiến tổng chi phí lên đến 4 tỉ đồng.
Cụ Phạm Trọng Ngạn là hậu duệ đời thứ 43 của Thái úy Phạm Cự Lượng. Năm 1824 Cụ đã cùng 17 hộ dân từ tổng Bồng Hai, phủ Yên Khánh về vùng Tuy Định lúc đó là bãi biển hoang vu khai phá làm ăn. Cụ đã làm từ tấu xin quan phủ Yên Khánh cho dân khai phá làm ăn, rồi năm 1826 lại làm tờ tấu xin lập trại Tuy Định, đã được quan phủ Yên Khánh phê duyệt, nhưng chưa kịp trình lên để được triều đình Nguyễn phê duyệt thì năm 1828 cụ bị bạo bệnh rồi chết. Khi đó công việc làm ăn của dân ở vùng này đã yên ổn, lại có thêm dân Thái Bình, Nam Định là quân của Ba Vành bị triều đình dẹp đã chạy sang đây làm ăn nên dân số đã đông hơn.
Năm 1829, Nguyễn Công Trứ được triều đình cử đến vùng này tổ chức khai phá vùng đất phía nam phủ Yên Khánh lập nên vùng huyện Kim Sơn ngày nay. Cụ Nguyễn Công Trứ tâu lên triều đình về công lao của cụ Phạm Trọng Ngạn, nên triều đình truy phong cụ Phạm Trọng Ngạn là Khâm Giám quan và cho con trai là Phạm Trọng Khuê lúc đó mới 4 tuổi được hưởng lộc như các công khanh, là 37 mẫu ruộng, đồng thời mẹ con Cụ Khuê được ban 4 chữ “Đức Trọng Phạm Nguyên”. Năm 1834 vua Minh Mệnh phê duyệt lập ấp Tuy Định.
Như vậy cụ Phạm Trọng Ngạn có công tổ chức khai phá vùng đất Tuy Lộc, Tuy Lai và khơi mào việc lập ấp Tuy Định, vùng đất này nay nằm ở ven sông Càn. Khi cụ Phạm Trọng Khuê về già đã giao lại cho con cháu cai quản khu trại rồi về quê (Yên Ninh, Yên Khánh) để yên nghỉ. Hiện nay nhà thờ, phần mộ hai cụ vẫn còn tại tổ dân phố 8 Thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình. Tại Đình làng Tuy Định (xã Định Hóa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) có thờ cụ Phạm Trọng Ngạn và Phạm Trọng Khuê, có viết rõ về công lao của các cụ treo ở Đình.
Căn cứ vào công lao của cụ và việc hình thành, xây dựng cùng hoạt động của Nhà thờ Phạm Trọng Ngạn, Sở VH- Du lịch tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt đề nghị của Phòng Di sản Ninh Bình, cấp Bằng xếp hạng D tích cấp tỉnh cho Di tích Lịch sử- Văn hóa Nhà thờ Phạm Trọng Ngan.
PHẠM THÚY LAN.

nb nb1 nb2 nb3 nb4 nb5 nb8 nb9 nb10 nb11 nb12

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments