Trang chủGIỚI THIỆUNhật ký một chuyến đi tìm hiểu, kết nối dòng họ Phạm...

Nhật ký một chuyến đi tìm hiểu, kết nối dòng họ Phạm là đồng bào thiểu số tại Thanh Hóa

Lời BBT: Vừa qua, ông Phạm Vũ Câu, Chủ tịch HĐTQHPVN, đã lặn lội làm một chuyến công du đến vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa để tìm hiểu, kết nối dòng họ Phạm tại đây. BBT Sun giới thiệu bài viết về chuyến đi của ông.
T. Hóa T.hoa1 T.hoa2
Hành trình đi tìm Tổ Tiên dân tộc Việt vẫn luôn luôn được các thế hệ của con cháu Việt tận tâm khảo cứu với đa ngành, đa phương cách, nhiều hy sinh, dâng hiến lặng thầm,…nay nhờ có công nghệ thông tin, nên những dấu ấn lịch sử, những kết quả nghiên cứu đồng nhất từ nhiều năm qua, từ các nước ở khắp các Châu lục đã và đang được công bố, được hội thảo ngày càng nhiều, ngày càng làm rạng ngời hào quang Tổ Tiên Bách Việt.
Trong muôn vàn hành trình ấy, có nhánh đi tìm hiểu nhằm phục dựng Văn hóa trống đồng. Trống Đồng là biểu tượng của linh khí trời đất Việt , là hồn thiêng sông núi, là kết tinh của niềm kiêu hãnh và tự hào của muôn dân đất Việt. Trống Đồng không chỉ là đỉnh cao của nghệ thuật, của nền văn minh nông nghiệp lúa tộc Việt, mà Trống Đồng còn là biểu tượng của sức mạnh thần thánh, sức mạnh tổng hợp, muôn người như một, kình chống với các thế lực ngoại bang. Người được giữ Trống Đồng này ( kể từ 1945 về trước) phải là các tộc trưởng, tù trưởng, các quan Tri Châu, Tri Phủ, các vị tướng lĩnh, những người có đủ chữ “Tín” để hiệu triệu và tập hợp mọi tầng lớp nhân dân đứng lên dựng nước và giữ nước.
Lễ hội Thần Đồng Cổ gắn với Trống Đồng, đó là biểu tượng của sức mạnh vật chất, tinh thần cổ truyền của dân tộc. Hội thề “Trung hiếu” đền Đồng Cổ là lễ hội độc đáo, có ý nghĩa giáo dục đạo đức và truyền thống dân tộc sâu sắc. Năm 2010, với ý nghĩa lịch sử và giá trị tâm linh bao đời nay, di tích Đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định, Thanh Hóa) được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khảo cứu về Trống đồng cổ và phục dựng văn hóa Trống Đồng là mục tiêu không ngừng của các Nhà nghiên cứu Văn hóa Việt cổ.
Tham gia Đoàn khảo cứu về văn hóa trống đồng cổ tại các địa danh các thôn, bản thuộc tỉnh Thanh Hóa, Ts.Phạm Vũ Câu được biết có một số thông tin về sở hữu Trống đồng cổ và văn hóa lễ hội trống đồng có quan hệ tới một số Gia tộc họ Phạm thuộc dân tộc Mường, dân tộc Thái ,..sinh sống lâu đời tại Thanh Hóa. Vì vậy,Ts.Phạm Vũ Câu đã mời Chủ tịch và một số thành viên Hội đồng họ Phạm tỉnh Thanh Hóa cùng đi với Đoàn khảo cứu TW, để tìm hiểu và mở rộng kết nối phát triển dòng họ Phạm thuộc các dân tộc thiểu số tại địa phương. Sau đây là nhật ký 1 ngày khảo sát tại Thanh Hóa:
Ngày thứ 7 (12/9/2015) Đoàn khảo cứu xuất phát từ Hà nội lúc 5g sáng, đến Huyện Ngọc Lặc lúc 9g, Xe của Hội đồng Họ Phạm tỉnh Thanh Hóa có chở thêm 2 Nhà nghiên cứu văn hóa trống đồng của Tỉnh Thanh Hóa cùng có mặt tại UBND huyện Ngọc Lặc trước 9g. sáng. Đoàn được UBND huyện do Phó Chủ Tịch UBND huyện- Phạm Văn Đạt cùng với Trưởng phòng Văn hóa và Chánh văn phòng huyện đón tiếp thân tình và thông tin giới thiệu về huyện nhà; huyện Ngọc Lặc có 21 dân tộc anh em trong số đó dân tộc Mường chiếm khoảng 70%, người kinh 21%… Trưởng phòng Văn hóa huyện dẫn Đoàn đến thăm gia tộc họ Phạm Thúc – dân tộc Mường ở thôn Muỗng, xã Minh Sơn, có gốc từ Hoằng hóa chuyển lên nơi đây cũng đã trên 400 năm trước. Tại nhà văn hóa thôn Muỗng đã có đông bà con cô bác họ Phạm đón chờ , trong số đó có Trưởng thôn là ông Phạm Chí Đại (Phạm Thúc Đại) hiện là hệ thứ 12 được ghi chép trong tộc phả họ Phạm Thúc. Tại hội trường văn hóa thôn vẫn còn toàn cảnh trang trì market “Tổng kết khuyến học 2 năm 2014-2015” của họ Phạm Thúc thôn Muỗng, vừa mới thực hiện cách nay mấy hôm trước; Hội đồng gia tộc họ Phạm Thúc đã khen 18 cháu học sinh giỏi ( có 1 cháu là sinh viên đại học có kết quả học tập tốt). Cùng có mặt tham dự là một số bà con họ Phạm Văn- cũng là người Mường ở thôn Mén, xã Minh Sơn; trong đó có ông Phạm Minh Ngoan 82 tuổi ở thôn Mén là người kể lại những câu chuyện cách nay 70 năm về trước, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ông Phạm Minh Ngoan còn nhớ được đi xem hội và quan sát lễ hội trống đồng ở nhà Quan Lang họ Phạm Thúc, mô tả y phục người đánh trống, dùi trống, nhịp điệu trống … Trống đồng của nhà Tri Châu thường được đánh vào các dịp Lễ hội: 30 tháng chạp, mồng 6 tháng giêng và 10 tháng 3 hàng năm. Họ Phạm Thúc có 3 đời làm Quan Tri Châu Ngọc Lặc và cùng là 3 đời kế tiếp làm Quan Lang Mường.. Ông Phạm Thúc Viễn ( sinh năm 1948) là cháu nội của Cụ Phạm Thúc Tiêu đã kể với Đoàn nghiên cứu rằng: Cụ Phạm Thúc Tiêu là Tri Châu đời thứ 3 và cũng là người yêu nước, nên tuy làm Quan nhưng vẫn ngầm giúp đỡ ủng hộ cách mạng và ngày 23/8/năm 1945 đã chủ động giao chính quyền, ấn tín cho chính quyền cách mạng; đồng thời cũng giao nộp cho chính quyền các Trống đồng cổ thuộc sở hữu nhiều đời của gia đình Quan Lang Mường ; cuối năm 1945 Cụ Phạm Thúc Tiêu được bầu là Phó Chủ Tịch MTTQ huyện Ngọc Lặc và là Đại biểu QH khóa I- nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Tại Huyện Cẩm thủy có họ Phạm Phúc –dân tộc Mường, ở Mường Phẩm, xã Cẩm Thạch có sở hữu 1 trong 3 báu vật quốc gia là cái vạc cổ xưa bằng đồng, to cao tới mức có thể nấu thịt của cả 1 con trâu.
Ở Làng Khằm, huyện Bá Thước có họ Phạm Hồng, đã có 10 đời làm Quan Lang, nay còn ông Phạm Hồng Nêu là hậu duệ, nhưng chưa khai thác được các thông tin về trống đồng của nhà quan Lang và văn hóa sử dụng Trống đồng ở nơi này; vì sau CMT8 các trống Đồng phải nộp về Chính quyền và nay không rõ nằm ở đâu nữa; các cụ trong họ nay ở tuổi trên 70 tuổi cũng không biết, không nhớ gì cả.
Đoàn đã đi sâu vào các bản làng vùng sâu vùng xa để tiếp cận khai thác các thông tin về văn hóa Trống Đồng cổ ; đoàn làm việc cật lực một ngày, nhưng không còn thời gian để tiếp cận dòng họ Phạm- Quan Lang dân tộc Thái. Tuy vậy cảm nhận của Ts.Phạm Vũ Câu- Chủ tịch HĐTQHPVN và của ông Phạm Đình Thanh- Chủ tịch HĐHP tỉnh Thanh Hóa là vui mừng phấn khởi được bà con họ phạm người dân tộc thiểu số đón tiếp nồng hậu, dù mới lần đầu tiên được giới thiệu gặp gỡ nhau; tự hào về dòng họ Phạm ta, dù là cháu con họ Phạm thuộc các dân tộc thiểu số, cũng tiếp nối truyền thống của Tổ tiên – đời đời luôn có người đảm nhiệm là Lương đống của địa phương, của xã tắc. Trách nhiệm và tình cảm dòng họ thôi thúc Hội đồng họ Phạm các cấp các địa phương cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu,tìm hiểu , kết nối dòng họ Phạm sâu rộng hơn nữa trong các dân tộc anh em và tại tất cả các vùng , miền của đất nước. PVC

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments