Trang chủNGƯỜI HỌ PHẠMThái hậu Từ Dụ Chương 8: Con đẻ của hoàng hậu

Thái hậu Từ Dụ Chương 8: Con đẻ của hoàng hậu

Hạnh Thảo lúc ấy đã ra khỏi Tử Cấm Thành, nhưng còn ngủ tạm lại điếm canh nơi cửa Hòa Bình. Trời vừa sáng, nàng xách tay nải gạo đi đường, xuất cung.Ra khỏi cửa hoàng thành, một mình nàng đứng bơ vơ trước con đường mòn hiu hắt. Đi đâu? Về đâu?Chợt từ trong hoàng thành, tiếng chiêng trống bắt đầu nổi lên, hòa với tiếng khóc than rầm rĩ khắp nơi. Theo lệnh chung từ Tổng quản thái giám, mọi người trong cung, già trẻ quý tiện đều phải đồng thanh kêu khóc.Hạnh Thảo còn đang ngẩn ngơ lo sợ, bỗng nàng thấy cổng Hòa Bình lại mở.Một toán thị vệ đang khiêng một cái cáng đi ra.Trên cáng có một người đàn bà nằm bất động.Tốp lính vòng theo góc thành đến một ngôi nhà nhỏ. Ngôi nhà này được xây khá kỳ lạ: Tuy nằm ngoài hoàng thành, lẽ ra phải quay mặt ra đường cái, nhưng ngôi nhà lại quay lưng ra đường, mặt hướng vào trong Đại nội.Hạnh Thảo nhìn, giật mình: người nằm trên cáng chính là Hà Nhi.

“Chị Hà Nhi!” Hạnh Thảo chạy theo. Đến trước ngôi nhà, nhìn lên tấm bảng có ba chữ sơn đen trước cửa: “Bình An đường”, Hạnh Thảo như chết điếng.

Bình An đường là tòa nhà nằm bên ngoài hoàng cung, nơi những cungnhân bệnh nặng được đưa ra nằm chờ chết. Bởi theo luật lệ hoàng triều, trừ vua và hoàng gia, không một ai được chết ở trong cung.Hạnh Thảo chạy theo, kêu lên:

.Các bác ơi, sao chị ấy lại ra nông nỗi này?

Một thái giám trẻ dẫn đầu đám lính, nói với vẻ lầm lì:

– Cô ấy vì trung thành với hoàng hậu nên đã thắt cổ tự vẫn để đi theo bà xuống suối vàng.

Hạnh Thảo sững sờ. Vậy ra hoàng hậu đã chết, và Hà Nhi cũng đã chết.Mắt Hà Nhi trợn trừng như sợ hãi điều gì. Run run, Hạnh Thảo đưa tay vuốt mắt người cung nữ xấu số. Thân thể Hà Nhi vẫn còn chưa lạnh.Cũng giờ ấy, trong tẩm điện, hoàng hậu đã được khâm liệm, nằm lặng lẽ, mắt nhắm nghiền. Cả trăm tiếng khóc vây quanh, nhưng thực sự đêm qua, bà hoàng đã ra đi trong cô đơn.Vua Gia Long ngồi trước giường, cúi nhìn đăm đăm. Trong lòng ngài, một tiếng nói thầm thĩ vang lên:

. Ái khanh! Ái khanh có nhìn thấy trẫm không? Có nghe trẫm đang nói với ái khanh không?

Khuôn mặt người đã khuất vẫn im lìm. Một chiếc hoa đèn trên đầu giường bỗng rơi xuống, lóe lên như một tia mắt huyền bí rồi tắt lịm.

Vua cúi xuống nắm lấy hai bàn tay hoàng hậu đang úp trên ngực, lắc mạnh:

–  Bây giờ nàng nhắm mắt rồi, bỏ trẫm rồi, trẫm còn biết làm gì cho nàngđây?

 

Bao giờ cũng vậy, khi người thân mất rồi, người ta mới nhận ra và ân hận: Sao mình đã sống vô tâm như thế. Vua Gia Long giờ đây cũng vậy, đang chìm đắm trong xót thương và ân hận. Trung Tín tìm cách an ủi vua:

.Tâu xin hoàng thượng bớt buồn thương. Khi còn sống hoàng hậu ngày đêmchỉ lo cho mình rồng của hoàng thượng được khỏe. Nay cứ trằn trọc như vậy, lệnh bà dưới suối vàng sẽ rầu lòng lắm đó!

Vua Gia Long bất giác khóc rống lên. Mấy giây sau, ngài gượng trấn tĩnhlại:

. Trung Tín, ngươi mau truyền lệnh ta: Cái gì lúc sinh thời hoàng hậu ưathích, từ cái ăn cái mặc, người hầu kẻ hạ, nay phải dâng cúng y như vậy. Trong tẩm điện này, cho gọi các nô tỳ thân tín của bà đến, bắt chúng nó túc trực để phụng sự cho thật đúng ý hoàng hậu.

Một thái giám đứng gần đó thưa:

. Tâu, hai thị nữ hoàng hậu yêu nhất là Hà Nhi và Hạnh Thảo. Nhưng Hạnh Thảo đã bị xuất cung…Trung Tín ngắt ngang:

.Ai bảo ngươi là Hạnh Thảo đã xuất cung? Im ngay!

 

***

 

Sáng hôm ấy, được cấp báo, Phạm Đăng Hưng đã vội vào hoàng cung lo việc lễ tang hoàng hậu. Gần đến giờ Ngọ, ông ra khỏi cửa Hiển Nhơn định quay về công đường. Đang cho ngựa đi nước kiệu, chợt thấy cô gái đang khóc lóc bên bụi cây, Đăng Hưng dừng ngựa. Ông cứ tưởng cô gái này đang thi hành lệnh “khóc hoàng hậu” từ trong cung ban ra. Tuy không chính thức thành văn, nhưng người ta cứ rỉ tai nhau thành một lệnh miệng, thế là cả kinh thành náo loạn lên vì khóc.

 

Theo lệ các đời vua trước, thì mỗi lần hoàng đế, hoàng hậu, thái hậu qua đời, toàn thể quan dân dù đang ở đâu, làm gì, khi nghe tin đều phải vật mình lăn khóc. Bởi vậy mỗi lần có quốc tang là khắp nơi, trên đường, ngoài ruộng, chỗ nào cũng

 

 

rền vang tiếng khóc gào. Các việc cưới gả, vui chơi xướng hát và các y phục có màu sắc nhất nhất đều phải bỏ hết.

 

Nhưng đó là chuyện cũ rồi, vì từ đời Nghĩa vương Nguyễn Phúc Thái, Chúa Nguyễn đã định lại lệ mới. Theo lệ mới, quân dân chỉ để tang cho đến rằm tháng bảy thôi, việc bắt buộc gào khóc thương tiếc cũng giảm bỏ. Đăng Hưng dừng ngựa, lên tiếng:

 

  • Nàng kia, vì sao mà khóc? Triều đình từ lâu đã ban lệnh mới, dân gian thiên hạ cứ bình thường theo công việc làm ăn, bất tất phải đấm ngực khóc kể.

 

Hạnh Thảo nghe quan lớn hỏi, vội lau nước mắt, kể lể sự tình.

 

  • Thiếp mồ côi cha mẹ, làm nô tỳ trong cung. Nay bị đuổi về quê nhà, nhưng cũng chẳng biết quê nhà ở đâu mà về. Tiến thối lưỡng nan nên chỉ còn biết khóc!

 

Đăng Hưng trong lòng ái ngại:

 

  • Qua cách nàng nói, rõ là lương thiện nết na, sao trong cung lại đuổi không

 

dùng ?

 

Hạnh Thảo cúi đầu:

 

  • Chuyện của tiện thiếp kể ra thì dài lắm! Tiện thiếp chăm chỉ làm việc, lại có chút tài nấu nướng. Nếu quan lớn có cần người bếp núc, xin cho tiện thiếp được sung làm nô tỳ trong phủ.

 

Đăng Hưng ngần ngại. Trong phủ đúng là chưa có người nấu bếp, nhưng ông ăn uống đạm bạc, chỉ cần mấy người lính hầu nấu nướng sơ sài cũng đủ rồi! Ít lâu nữa thì thu xếp đón phu nhân ra là ổn. Đâu cần thêm người làm chi?

 

 

Định từ chối nhưng rồi ông lại áy náy: Đầu xanh tuổi trẻ như nàng này, nếu trôi giạt không ai bảo bọc thì dễ bị bọn lưu manh làm hại lắm! Chép miệng, Đăng Hưng bảo:

 

  • Nếu khó quá thì nàng tạm thời cứ đến phủ ta làm đỡ vài hôm. Ta sẽ tìm nơi cho nàng nương náu lâu dài sau.

 

Hạnh Thảo nghe nói, vội vòng tay tạ ơn. Bỗng một tốp lính từ phía sau ào tới, lôi kéo:

 

  • Đây rồi! Chị ta đây rồi!

 

Hạnh Thảo sợ hãi kêu thất thanh:

 

  • Trời ơi, chi vậy, các ông muốn chi? Lính vừa lôi nàng đi vừa quát:

 

  • Có lệnh trên hủy bỏ việc xuất cung, gọi nô tỳ Hạnh Thảo trở lại gấp!

 

  • Hôm qua vừa đuổi tôi đi, giờ tôi đã quyết đi thì bắt lại, thế là thế nào?

 

  • Chúng tôi không biết, chỉ biết lệnh trên ra sao cứ vậy thi hành. Chính lệnh

 

thay đổi từng giờ, chị có dám thắc mắc thì cứ vô cung rồi kiếm bề trên mà hỏi!

 

Tốp lính dẫn Hạnh Thảo đi.

 

Phạm Đăng Hưng chẳng hiểu thế nào, chỉ còn biết nhìn theo, lắc đầu.

 

Hạnh Thảo về lại hoàng cung, được sung vào đội thị nữ chầu chực linh sàng, ngày đêm túc trực bên linh cữu hoàng hậu.

 

Hôm sau. Chiếc áo quan bằng gỗ xạ hương được đậy lại, trước giờ hoàng gia tề tựu làm lễ phục tang.

 

 

Trong cung Đoan Trang, Nhị phi dậy rất sớm, y phục chỉnh tề ngồi trên đoản kỷ. Dù mặc tang phục, vẻ mặt bà không giấu nổi vẻ rạng rỡ.

 

– Gọi hoàng tôn Tông cho ta. – Nhị phi truyền lệnh.

 

Hoàng tôn tên là Nguyễn Phúc Tông, là con đầu lòng của hoàng tử Đảm, cháu nội đầu của Nhị phi.

 

Mẹ của Tông là cung tần Hồ Thị Hoa, người vợ đầu tiên của hoàng tử Đảm. Sinh ra Tông được hơn mười hôm thì Hồ Thị Hoa mắc sản hậu mà chết khi mới mười tám tuổi.

 

Từ ấy, Tông lớn lên trong cung Đoan Trang của Nhị phi.

 

Lệnh Nhị phi truyền ra, một lát sau, trên bậc cửa xuất hiện một thiếu niên mặt mũi khôi ngô trắng trẻo.

 

  • Tông đâu? – Nhị phi gọi.

 

-Trình tổ mẫu, cháu đây. – Hoàng tôn Tông đáp bằng một giọng rụt rè.

 

Nhị phi lấy giọng uy nghi:

 

  • Tông, ngươi đi với ta. Ta muốn dạy ngươi bài học đầu tiên, để sau này

 

ngươi nhớ mà tự sinh tự tồn. Loài cỏ cây chen lấn nhau để giành đất sống, loài người cũng vậy. Trong chốn cung đình này càng như vậy! Một là đạp người khác xuống để vươn lên, hai là chịu giày xéo dưới gót chân người khác. Có phải thế không?

 

Hoàng tôn Tông im lặng không đáp. Giám Trần đang đứng hầu bên cạnh, đỡ

 

lời:

 

 

  • Dạ, lệnh bà dạy chí phải. Nay lệnh bà đã chính thức làm chủ hậu cung, con lại nhờ ơn bà, rồi sẽ đứng đầu hàng thái giám. Giờ đây ý muốn của bà là tối cao, chẳng còn sợ chi ai nữa.

 

Nhị phi nghe Giám Trần nịnh thì rất vui lòng, nhưng vẫn xua tay ra hiệu im

 

đi.

 

  • Cuộc chiến mới bắt đầu thôi. Đừng vội bép xép, nhà ngươi nên nhớ, cái miệng làm hại cái thân đó.

 

Giám Trần cúi rạp đầu:

 

  • Dạ dạ, con xin nghe theo lời vàng ý ngọc. Hoàng tôn Tông quay nhìn nơi khác.

 

Nhị phi rảo bước, ra hiệu cho cả hai đi theo mình:

 

  • Nhanh chân lên. Các ngươi biết vì sao ta vội không? Lát nữa đây hoàng thượng sẽ quyết định ai là người đọc văn tế trong lễ tang hoàng hậu. Ta nghe nói Tổng tài Nguyễn Văn Thành có ý không ủng hộ chuyện hoàng tử Đảm con trai ta

 

đứng ra đọc văn tế, phải vậy không?

 

Giám Trần xác nhận:

 

  • Dạ đúng rứa rồi. Ông ta đã dám nói với hoàng thượng là: Hoàng tử Đảm

 

đứng đọc văn tế e không hợp lễ.

 

Nhị phi mím chặt môi:

 

  • Y nói như vậy là có ý gì? Giám Trần hạ giọng:

 

  • Rõ rồi, ý ông ta là muốn thằng hoàng tôn Đán đứng vào cái vị trí đó.

 

Nhị phi cười gằn:

 

  • To gan. Ta còn sống sờ sờ đây chứ đã chết đâu mà để cho thằng trẻ ranh ấy ngoi lên.

 

  • Dạ, quyết định cuối cùng là ở bệ hạ thôi. Phen này lệnh bà phải thật cứng mới được.

 

Nhị phi bươn bả bước vào điện Hoàng Nhân.

 

Mùi hương trầm ngào ngạt. Những ngọn nến leo lét cháy trên nắp áo quan.

 

Vua ngồi cạnh, vẻ mặt buồn rười rượi.

 

Nhị phi bước lại gần.

 

  • Tâu hoàng thượng, hoàng thượng thức cả đêm sao? Sao hoàng thượng

 

không đi nghỉ để dưỡng mình rồng? Mọi việc thiếp đã lo liệu cả rồi! Ngày mai hoàng tử Đảm phải đọc văn tế, thiếp đã dặn Đảm phải ăn chay nằm đất, sửa soạn thật tinh tấn cho xứng với linh hồn cao quý của hoàng hậu.

 

Vua Gia Long cau mày.

 

  • Ai bảo với ái khanh là Đảm sẽ đọc văn tế? Việc này trẫm còn phải hội ý với các đại thần, chuyện vẫn còn phiền phức lắm chưa ổn đâu.

 

Nhị phi vờ ngạc nhiên:

 

– Tâu hoàng thượng, trong các hoàng tử thì Đảm là lớn nhất, cuộc lễ này Đảm không đứng làm chủ tế thì còn là ai nữa?

 

Vua Gia Long lắc đầu:

 

– Ái khanh à, ta đang bực mình lắm đây, biết làm sao cho mấy ông quan già ấy hiểu rằng việc đứng tế không đồng nghĩa với việc lên ngôi thái tử. Không ai

 

 

nghĩ đến việc tỏ lòng chí thành với người đã khuất, mà cứ nhăm nhăm gán những ý riêng tư vào đây. Trẫm còn sống khỏe thế này mà họ cứ hăm hở bàn đến thừa kế, làm như trẫm sắp chết không bằng!

 

Nhị phi thiết tha:

 

  • Hoàng thượng! Hòang thượng có còn xem thiếp là người vợ chia ngọt sẻ bùi ngày trước không? Giang sơn này là của bệ hạ, thiếp cũng được dự phần, lẽ

 

nào bệ hạ chẳng tin lời thiếp hơn lời lẽ người ngoài?

 

Vua Gia Long thở dài:

 

  • Trẫm tin nàng. Giờ đây là việc nhà, hoàng hậu đã mất, không dựa vào nàng thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nàng nói đi.

 

Nhị phi tiến sát gần vua:

 

  • Việc trong gia đình vua chúa không dễ như việc ngoài thứ dân. Nhất cử

 

nhất động, thiên hạ trông vào đó sẽ suy ra đường đi nước bước của một vương triều. Hôm nay trên chiếc chiếu tế này, trăm quan nhìn vào sẽ suy ra ý định của bệ hạ, dù bệ hạ có nói sao đi nữa.

 

Vua Gia Long gật đầu:

 

  • Trẫm cũng biết các quan người thì phò Đán, kẻ thì phò Đảm. Mà ái khanh

 

cũng biết, những người phò Đán đều xuất phát từ tình cảm với hoàng thái tử Cảnh từ trước. Nay hoàng hậu vừa mất, ai ai cũng đang dành tình cảm cho Đán vì Đán là đích tôn của hoàng hậu!

 

Nhị phi quyết liệt:

 

  • Tâu hoàng thượng, đâu phải thế. Cũng có những triều thần sáng suốt hơn,

 

họ sẵn sàng đứng về phía Đảm vì họ nhận ra, nước có vua lớn tuổi là điều may

 

 

mắn cho xã tắc. Chỉ có những triều thần ích kỷ mới mong có vua nhỏ tuổi để tha hồ tranh quyền đoạt lợi, lũng đoạn triều chính mà thôi!

 

Thái độ Nhị phi rõ rệt quá, khiến nhà vua đang muốn cởi mở tấm lòng với bà, chợt rụt lại thủ thế:

 

  • Ai phò ai thì cũng xuất phát từ lòng trung thành keo sơn cố kết, dù ý ta ra sao thì họ cũng khăng khăng thế thôi.

 

  • Tâu hoàng thượng, hoàng thượng lầm rồi. Có những người phò Đán đến chết vẫn phò Đán, có người phò Đảm đến chết vẫn phò Đảm, ta không cần phải thuyết phục những người ấy. Ta cần thuyết phục những người đứng giữa, những triều thần không có chủ kiến, đang chờ đón ý trên để đầu cơ phần mình trong canh bạc quyền thế này. Những người đón gió đó đang mỏi cổ chờ xem ai đứng trên chiếc chiếu tế ngày mai! Hoàng thượng không thể tự nói là không biết đến sự thực

 

ấy!

 

Vua Gia Long lộ rõ vẻ mỏi mệt:

 

  • Ái khanh, những gì nàng nói ra đều là sự thực, nhưng tại sao sự thực từ

 

miệng nàng bao giờ cũng nhuốm một màu đen tối ảm đạm khiến nhiều khi trẫm sợ phải nghe!

 

Nhị phi vẫn không chịu lui:

 

  • Hoàng thượng! Ngài nhớ không, đã bao lần nhờ những sự thực đáng buồn từ miệng thiếp mà ngài tránh được bao nhiêu là tai họa! Làm sao điều khiển được hàng vạn con người, nếu ngài không chịu nhìn vào chỗ sâu tối nhất trong lòng họ?

 

Hay chính ngài cũng không chịu nhìn thẳng vào lòng ngài? Xin hoàng thượng hãy nói đi, người có ý định truyền ngôi cho hoàng tôn Đán hay không?

 

Thấy Nhị phi đang muốn dồn mình đến chân tường, vua Gia  Long dịu

 

giọng:

 

  • Nàng hãy bình tĩnh. Đảm hay Đán lúc này đều là quá sớm. Việc kế thừa đã

 

vội gì đâu, chớ nên thúc bách ta. Điều làm ta bận tâm là hoàng hậu vừa nhắm mắt, ta không muốn mang tiếng chưa chi đã gạt đứa cháu ruột của bà ra ngoài…

 

Nhị phi cảm thấy cờ đã đến tay:

 

  • Tâu hoàng thượng, cháu ruột có bằng con ruột không? Đảm chính là con đẻ

 

của hoàng hậu mà? Hoàng thượng đã quên câu chuyện lúc còn ở thành Gia Định rồi sao?

 

Vua Gia Long vỗ trán:

 

– Chuyện gì nhỉ? Sao trẫm không nhớ? À, mà…

 

Bao nhiêu năm qua, trăm ngàn chuyện đã phủ lên cái ký ức xa mờ. Bây giờ Nhị phi cố moi lại, khiến những hình ảnh cũ mập mờ tái hiện trong tâm trí nhà vua.

 

  • Một trong những ngày đen tối nhất trong cuộc đời bà hoàng tội nghiệp: Hoàng tử Cảnh lâm trọng bệnh, vừa qua đời giữa chiến trường Diên Khánh. Tin dữ

 

báo về thành Gia Định. Hoàng hậu suy sụp, hốc hác, nằm lịm trên giường, không còn nước mắt để khóc.

 

Thị nữ Hà Nhi, lúc đó mới khoảng mười ba tuổi, bưng chén thuốc đến bên.

 

Từ ngoài, vua mặc áo giáp đội mũ trụ tiến vào.

 

  • Nguyên phi, trẫm thương nàng lắm. Nàng cố uống thuốc cho mau khỏe. Hoàng hậu hé mắt, trước sau chỉ nói một lời:

 

  • Con chết rồi, mẹ sống cũng vô ích, thiếp chỉ còn muốn chết.

 

Vua an ủi:

 

 

– Bậy nào, nàng là vợ chánh thất của ta, là mẹ của cả đàn con ta, đứa nào dù ai sinh ra cũng là con của nàng hết. Bây đâu gọi Đảm vào đây, từ nay ta cho nàng lấy Đảm làm con đẻ.

 

Tiếng nói của Nhị phi bên tai đưa nhà vua trở về thực tại:

 

  • Chính hoàng thượng đã nói cho Đảm làm con đẻ của hoàng hậu! Hoàng

 

thượng có nhớ không?

 

Nhà vua đã nhớ ra. Dù vẫn thường làm vua mệt mỏi với cái tính hiếu thắng và nhiễu sự, nhưng Nhị phi luôn tìm được cách gỡ rối mỗi lúc ngài lâm thế bí.

 

Ngày mai lại, từ tờ mờ sáng, các đại thần và tôn thất đã xếp hai hàng tề tựu trong sân. Hai vị công thần đầu triều: Tiền quân Nguyễn Văn Thành và Tả quân Lê Văn Duyệt đang ngồi chờ trong nhà Thần khố trước điện. Thấy Thượng thư bộ Lễ Phạm Đăng Hưng bước vào, Nguyễn Văn Thành lên tiếng:

 

  • Ông Phạm! Hôm qua chúng tôi đã dâng lời tâu xin cho hoàng tôn Đán đứng đọc tế văn. Sao hôm nay bộ Lễ các ông tự ý sửa lại, để cho hoàng tử Đảm

 

đứng đọc?

 

Phạm Đăng Hưng điềm tĩnh:

 

  • Bẩm Đức ông, hạ quan tuy đứng đầu bộ Lễ nhưng chỉ dám quyết những việc thuộc về quy tắc lễ nghi. Còn ai đứng đọc thì lại là việc riêng của nội bộ

 

hoàng gia, Hưng tôi đâu dám tranh quyền?

 

Nguyễn Văn Thành hạch hỏi:

 

  • Hoàng gia là ai? Ai tự tiện thay đổi việc này?

 

  • Là trẫm! – Vua Gia Long vừa tiến vào, vừa phán. – Chính trẫm đây. Trẫm

 

đã quyết định cử hoàng tử Đảm đứng ra tế hoàng hậu.

 

Toàn thể các đại thần nhất loạt đứng dậy. Nguyễn Văn Thành nói ngay:

 

  • Tâu hoàng thượng! Người đứng tiễn hoàng hậu ra đi lẽ ra phải là Anh Duệ

 

hoàng thái tử tài đức vẹn toàn. Hoàng thái tử là trưởng nam, không may mất sớm, vị trí ấy tất phải dành cho cháu đích tôn thừa kế. Để hoàng tử Đảm đọc, theo hạ thần là không phải lẽ!

 

Vua Gia Long bình thản:

 

– Đảm là con, thừa lệnh cha để tế mẹ, như thế có gì mà không hợp lẽ?

 

Nguyễn Văn Thành vốn là chiến hữu sa trường của nhà vua, cũng được đặc quyền nhập triều bất bái như Lê Văn Duyệt, nghĩa là được hoàng đế xem như tay chân cốt thiết. Tính ông lại cương trực, nên chẳng có chuyện gì không dám nói.

 

– Tâu hoàng thượng, Đảm không phải đích tử, nói là con hoàng hậu thì không sai nhưng chẳng qua cũng là ép uổng thôi!

 

Thái giám Trần, nay đã là tổng quản trong cung, thấy nhiều đại thần đang tiến lên định hưởng ứng Tiền quân Thành, liền vội vàng bước ra:

 

– Bẩm Đức ông, hoàng thượng nói hoàng tử Đảm là con hoàng hậu là đủ tình đủ lý. Năm xưa ở Gia Định, hoàng thượng đã khiến Đảm lạy hoàng hậu làm mẹ ruột, các ông không biết nên mới nói càn.

 

Nguyễn Văn Thành thấy tên thái giám này nhảy vào cản đường mình thì bực tức chỉ muốn cho gã một nắm đấm. Ông cố kiềm chế, đưa mắt nhìn Lê Văn Duyệt. Duyệt vốn chưa muốn lộ rõ lập trường trong chuyện này, muốn chờ thời cơ xoay chuyển ra sao rồi sẽ tính. Nhưng thấy Thành đưa mắt cầu viện, nếu đứng im cũng không tiện, đành nói một câu:

 

 

  • Tâu hoàng thượng, việc hoàng hậu nhận hoàng tử Đảm làm con đẻ, lâu nay chúng thần chưa nghe ai nói, cũng không rõ đầu đuôi thế nào? Phạm thượng thư,

 

chúng tôi là võ biền không hiểu phép tắc, vậy theo ông, ông nghĩ sao?

 

Phạm Đăng Hưng biết câu nói của Lê Văn Duyệt tuy có vẻ vô tư nhưng thật ra rất sắc sảo. Vốn tính ngay thẳng, ông cứ thực thà nói ra ý nghĩ của mình:

 

– Việc nhận con, theo luật thì phải có khế khoán làm bằng cứ, còn theo lễ thì trước hết lấy tình cảm thương mến giữa con hiếu mẹ hiền làm cốt lõi. Lâu nay hoàng tử có thường lui tới vấn an chăm sóc hoàng hậu quyến luyến như tình mẹ con ruột thịt không? Nếu có thế thì mới gọi là đã làm con đẻ của hoàng hậu. Nếu không có vậy, mà khế khoán cũng không có, thì việc nhận con ấy chẳng qua là việc nói cho vui, không thể lấy ra để định đoạt hương hỏa được.

 

Vua Gia Long lặng thinh. Bỗng bức màn sau lưng nhà vua lay động, một tiếng nói đột ngột vang lên:

 

– Việc này có khế khoán, và khế khoán đó nhất định vẫn còn nằm trong thư khố của hoàng hậu!

 

Các đại thần nhìn lên: Nhị phi đã tiến ra, đối diện với tất cả triều thần.

 

Im lặng ngỡ ngàng bao trùm tất cả. Đôi mắt người đàn bà tỏa ra một ánh sáng lạnh lùng và cương quyết, khiến trong giây lát mọi người như bị thôi miên. Nhưng chỉ một phút sau, Nguyễn Văn Thành đã lấy lại bình tĩnh:

 

  • Bẩm lệnh bà, nếu thực có khế khoán, xin hãy đưa ra đây cho chúng thần thực lòng tâm phục.

 

Vua Gia Long gật đầu, bảo Giám Trần:

 

– Nếu có, thì hãy gọi cung nữ nào quản thủ thư khố của hoàng hậu lục tìm

 

ngay.

 

 

Hạnh Thảo lúc đó đang đứng hầu châm nước trong một góc điện. Vừa làm việc, cô vừa lắng nghe cuộc tranh cãi. Một cảm giác lạnh buốt từ từ bao trùm khiến cô run rẩy.

 

“Thị nữ quản thủ của hoàng hậu là chị Hà Nhi chứ còn ai nữa. Trời ơi, mình hiểu rồi. Cái chết của chị Hà Nhi… Nhất định không phải là chị ấy tự vẫn!”

 

Có thể lắm, người ta đã giết Hà Nhi để thay người khác vào đó! Hạnh Thảo lảo đảo, muốn sụp xuống nhưng cố gắng gượng lại.

 

Ở bên ngoài, Lê Văn Duyệt đưa mắt nhìn Phạm Đăng Hưng ra hiệu. Phạm Đăng Hưng khẽ xích lại gần. Duyệt nói khẽ:

 

  • Thua rồi. Đừng cố nói nữa. Đừng hùng hổ như mấy ông thuộc nhóm ông Thành, thật nguy hiểm.

 

Phạm Đăng Hưng đang còn chưa hiểu hết ý thì Tổng quản thái giám Trần đã quay lại:

 

  • Xin các quan yên tĩnh! Đây là cung tỳ quản thủ của hoàng hậu!

 

Một ả cung nữ từ cung Khôn Thái đi qua hành lang bước vào, hai tay bưng

 

tráp.

 

  • Tiện tỳ là Nguyễn Thị Lê, xin ra mắt hoàng thượng và các quan lớn! Cô ta mở tráp cho thấy một tờ giấy ố vàng.

 

  • Trung Tín, đọc xem trong đó viết gì. – Nhà vua phán.

 

Trung Tín đọc:

 

  • Tâu, đây là thủ bút của hoàng hậu, hạ thần xin đọc:

 

 

“Ta là Tống Thị Lan, Nguyên phi của Nguyên soái Nguyễn Vương, hôm nay nhận Nguyễn Phúc Đảm làm con ruột, y theo lệnh của vương thượng và sự đồng thuận của Tả cung tần Trần Thị Đang. Khế khoán này làm ngày Ất Dậu tháng Giáp Tuất năm Bính Tý tại thành Gia Định.”

 

Nhị phi dõng dạc:

 

  • Rõ rồi, khế khoán này xác nhận hoàng tử Đảm hiện nay là con đích tử của hoàng hậu.

 

Nguyễn Văn Thành vẫn hậm hực:

 

  • Thật kỳ lạ! Hạ thần vẫn không sao tin được! Vua Gia Long bực bội:

 

  • Bằng chứng rành rành thế kia nhà ngươi còn không tin, thì đến cả trẫm

 

ngươi cũng không tin chăng? Từ nay tuyệt đối không cho ai nhắc đến chuyện Đảm hay Đán nữa!

 

Nguyễn Văn Thành trong lòng chưa phục, nhưng thấy nhà vua xẵng giọng nên đành miễn cưỡng ngậm miệng.

 

Tiếng chiêng trống cất lên.

 

Hoàng tử Đảm tiến vào chiếu giữa. Buổi lễ bắt đầu.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments