Trang chủCHUYÊN MỤC KHÁCTIN CỦA BAN VĂN HÓA XÃ HỘI, HĐHPVN

TIN CỦA BAN VĂN HÓA XÃ HỘI, HĐHPVN

HỘI ĐỒNG HỌ PHẠM VIỆT NAM

BAN VĂN HÓA- XÃ HỘI

Thư gửi : Hội đồng họ Phạm các tỉnh/thành phố

Ban Văn hóa – Xã hội là một Ban chuyên trách của HĐHP Việt Nam  có chức năng giúp HĐHPVN duy trì, hướng dẫn, thực hiện các hoạt đông dòng họ thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội, nhằm thống nhất hoạt động trong các cấp hội đồng và trong toàn dòng họ Pham Việt nam; trong đó có nhiệm vụ tư vấn đề xuất việc thành lập và theo dõi quản lý các Câu lạc bộ họ phạm Việt nam thuộc các chuyên ngành văn hóa, văn nghệ, thể thao,vv…

Nay Ban Văn hóa xã hội- HĐHPVN đang chuẩn bị Đề án trình với Thường trực HĐHPVN v/v cho thành lập Câu lạc bộ Văn hóa- văn nghệ HPVN ( CLBVHVNHPVN) trực thuộc HĐHPVN. Ban VHXH –HĐHPVN xin gửi tới HĐHP các tỉnh/thành phố văn bản dự thảo “Qui chế tổ chức và hoạt động của CLBVHVNHPVN” để tham khảo; đồng thời xin đề nghị Thường trực HĐHP các tỉnh/thành phố hỗ trợ, giúp đỡ khâu chuẩn bị nhân sự cho Ban Chủ nhiệm lâm thời CLBVHVNHPVN ( bao gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, các ban chuyên môn  và các ủy viên) . Cụ thể như sau:

  1. Mỗi HĐHP cấp tỉnh/thành lựa chọn và giới thiệu với Ban VHXH- HĐHPVN ( từ

một đến ba người) theo tiêu chí sau:

+ Là con, cháu họ Phạm( trai , gái, dâu, rể) đã và đang tích cực tham gia các hoạt động của HĐHP các cấp.

+ Là các văn nghệ sỹ ( nhà nghiên cứu, nhạc sỹ, ca sỹ, diễn viên, nhạc công,…) chuyên nghiệp và không chuyên và những người yêu thích văn hóa văn nghệ.

+ Là thành viên lãnh đạo trong Thường trực HĐHP tỉnh/thành; hoặc là Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm CLBVHVN cấp tỉnh/thành với những địa phương đã thành lập CLBVHVN.

  1. Ban VHXH sẽ tập hợp danh sách các nhân sự nói trên, mời họp Hội nghị trù bị để

tham gia ý kiến đóng góp vào dự thảo Qui chế và  chuẩn bị danh sách nhân sự trình Thường trực HĐHPVN ra Quyết định thành lập CLBVHVNHPVN và công nhận Ban Chủ nhiệm lâm thời CLB này.

  1. Sau một thời gian xây dựng phát triển CLB, tổ chức các hoạt động,…tiến tới Đại hội

chính thức CLBVHVNHPVN nhiệm kỳ I – 5 năm.

Ban VHXH sẽ chủ động liên lạc với HĐHP các tỉnh/thành và các cá nhân người họ phạm có tài năng hoặc yêu thích văn hóa văn nghệ, để nhanh chóng có đủ số lượng nhân sự cần thiết cho việc thành lập CLB.

Trân trọng và kính mong nhận được sự hợp tác tích cực, hiệu quả của HĐHP các cấp.

T/M  BAN VHXH- HĐHPVN

                                       Trưởng Ban

                              Phạm Bá Lấn- UVTT HĐHPVN

    (Dự thảo)         QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

 Câu lạc bộ văn hóa- văn nghệ họ phạm việt nam

Chương I

TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1:Câu lạc bộ văn hóa- văn nghệ họ phạm việt nam ( CLBVHVN HPVN)

là tổchức xã hội dòng họcủa những người là con cháu họ Phạm (trai  gái, dâu, rể họ Phạm), là các văn nghệ sỹ ( nhà nghiên cứu, nhạc sỹ, ca sỹ, diễn viên, nhạc công,…) và những người yêu thích văn hóa nghệ thuật, tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, đoàn kếtanh em trong đại gia đình họ Phạm Việt nam, trong khuôn khổ truyên thống văn hóa dân tộc Vietj nam và Pháp luật của Nhà nước.

CLBVHVNHọ Phạm Việt Nam là tổ chức thành viên của Hội đồng họ phạm Việt nam ( HĐHPVN)hoạt động  phi lợi nhuận, có trụ sở và con dấu riêng để duy trì hoạt động theo quy định của Nhà nước.

CLBVHVNHPVN gồm có các tổ chức thành viên là các CLBVHVNHPVN tại các địa phương và do HĐHP các cấp quyết định thành lập. Đồng thời CLBVHVN HPVN quyết định công nhận các CLBVHVN địa phương làm tổ chức thành viên.

CLBVHVNHPVN và các CLBVHVNHP các tỉnh/thành quyết định thành lập các tổ chức , đơn vị trực thuộc CLB là các Đoàn (hoặc Đội) văn nghệ, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng,… tùy theo nhu cầu.

Điều 2:Mục đích hoạt động của CLBVHVNhọ Phạm Việt Nam là kết nối, tập hợp những người họ Phạm có tài năng, năng khiếu ( là các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sỹ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp) và những người yêu thích hoạt đông văn hoá văn nghệ tập hợp thành các Đoàn ( hoặc Đội)  văn hóa văn nghệtrực thuộc các CLB VHVN họ phạm …cùng nhau luyện tập và biểu diễn các chương trình văn nghệ( tế lễ, kèn trống hội, ca múa nhạc,…) phục vụ theo nhu cầu các lễ hội của dòng họ ( ngày húy kỵ của các Cụ Khởi Tổ, Thủy Tổ các chi, ngành họ Phạm, hoặc phục vụ các cuộc giao lưu, hội nghị, đại hội Hội đồng họ phạm các cấp, các ngày Lễ lớn của đất nước); với mục tiêu nội dung chương trình nghệ thuật hướng về cội nguồn tri ân tiên tổ, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung, truyền thống văn hóa của dòng họ Phạm nói riêng.

Quy chế này quy định chung về tổ chức và hoạt động của CLBVHN họ Phạm Việt Nam. Các CLBVHVNHP tỉnh/ thànhphố có Quy chếtổ chức hoạt động riêng, nhưng không trái với Quy chế của CLBVHN họ Phạm Việt Nam.

Điều 3:Nhiệm vụ củaCâu lạc bộ văn hóa- văn nghệ họ phạm việt nam:
+ Đoàn kết, tập hợp những người họ Phạm có tài năng, năng khiếu và yêu thích hoạt đông văn hoá văn nghệ trong và ngoài nước,để cùng với CLBVHVN HP các tỉnh/thành nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Câu lạc bộ; đào tạo hướng dẫn giúp nhau kinh nghiệm phát triển tài năng, tham gia biểu diễn các chương trìnhvăn hóa văn nghệ,…góp phần làm phong phú thêm các hoạt động của HĐHPVN .

+Tuyên truyền, vận động các văn nghệ sỹ chuyên  và không chuyên nghiệpngười họ phạm ở trong và ngoài nước tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống dòng họ, tri ân tiên Tổ, khuyến học khuyến tài, hoạt động từ thiện,… của Hội Đồng họ Phạm Việt Nam.

Chương II

HỘI VIÊN CÂU LẠC BỘ
Điều 4:Các thành viên Hội đồng họ Phạm các cấp (là trai , gái, dâu, rể họ Phạm)  tán thành Quy chế tự nguyện xin gia nhập Câu lạc bộ, đều có thể trở thành Hội viên của Câu lạc bộ. Thủ tục kết nạp Hội viên do Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ quy định.
Điều 5: Nhiệm vụ của Hội viên
+ Chấp hành Quy chế qui định và các nghị quyết của Câu lạc bộ; tích cực tham gia các hoạt động, sinh hoạt Câu lạc bộ; xây dựng Câu lạc bộ ngày càng mở rộng và vững mạnh.
+  Tuyên truyền, vận động các con cháu họ Phạm ở trong nước và ở nước ngoài hưởng ứng, tham gia mọi hoạt động của Câu lạc bộ và các hoạt động của HĐHPVN.

+ Trực tiếp tham gia sáng tác, đào tạo hướng dẫn chuyên môn, hoặc trực tiếp biểu diễn tại các đoàn ( đội) văn nghệ thuộc CLB.

+ Tích cực tham gia các hoạt động việc họ của Hội đồng họ Phạm các cấp.
+ Đóng góp hội phí hàng năm theo qui định.
Điều 6: Quyền hạn của Hội viên
+  Được tham gia sinh hoạt CLB, thảo luận, biểu quyết mọi công việc của CLB.
+ Được cung cấp thông tin về hoạt động của Câu lạc bộ và hoạt động của Hội đồng  họ Phạm Việt Nam.

+ Được hưởng quyền lợi theo qui định của CLB.
+ Được tham gia bầu cử và ứng cử vào Ban Chủ nhiệm của CLB theo Quy chế.
Điều 7: Qui định v/v cho hội viên thôi sinh hoạt tại CLB

+  Ban Thường trực CLB quyết định khai trừ Hội viên ra khỏi Câu lạc bộ khi Hội viên vi phạm một trong các điều sau:

  • Không đóng hội phí quá 3 năm.
  • Có lời nói hoặc hành vi hoặc làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Câu lạc bộ.
  • Vi phạm pháp luật

+ Cho hội viên thôi sinh hoạt CLB do sức khoẻ hoặc có hoàn cảnh đặc biệt,

+ Hội viên có thể tự nguyện làm đơn rút ra khỏi Câu lạc bộ.
Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Điều 8: Câu lạc bộ VHVN họ Phạm Việt Nam được thành lập theo nguyên tắc tự nguyệnvà làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số.
Điều 9: Cơ cấu tổ chức của Câu lạc bộ bao gồm:
+  Câu lạc bộ VHVNHPVN (cấp toàn quốc) trực thuộc HĐHPVN
+ Ở Tỉnh/Thành phố có CLBVHVN họ Phạm Tỉnh/Thành phố

+ Việc thành lập các Câu lạc bộ VHVN họ Phạm Tỉnh/Thành phố do Hội đồng họ Phạm Tỉnh/Thành phố quyết định. Các Câu lạc bộ này tự nguyện xin gia nhập sẽ được công nhận là thành viên của Câu lạc bộ VHVN họ Phạm Việt Nam. Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ VHVN HPVN các tỉnh/thành phải tuân thủ ( không trái )với Qui chế của CLBVHVNHPVN..

+ CLBVHVNHPVN cấp toàn quốc và cấp tỉnh/thành đều có thể thành lập các Đoàn ( Đội) văn nghệ biểu diễn theo nhu cầu của HĐHP các cấp , của các cơ quan, tổ chức và của cộng đồng dân cư.

Điều 10: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của câu lạc bộ là Đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội họp 5 năm 1 lần, do Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi có quá bán (>50%) số ủy viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ yêu cầu.
Đại hội đại biểu CLB toàn quốc có nhiệm vụ:

  1. Thảo luận và góp ý kiến Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ sau.
    2. Thảo luận và góp ý kiến Báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chủ nhiệm.
    3. Thảo luận các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Quy chế của Câu lạc bộ.
    4. Thông qua các văn kiện cần thiết khác do Chủ tịch đoàn đề nghị.
    5. Bầu Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
              Điều 11: Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ là bộ phận lãnh đạo cao nhất giữa hai nhiệm kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban Chủ nhiệm do Đại hội toàn quốc quyết định. Ban Chủ nhiệm họp thường kỳ 6 tháng 1 lần, họp bất thường do Bộ phận Thường trực triệu tập.
    Điều 12: Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ có nhiệm vụ:
    1. Thực hiện nghị quyết Đại hội.
    2. Quan hệ với HĐHPViệt Nam và HĐHP các cấp để tham gia các hoạt động dòng họ.
    3. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban Chủ nhiệm đến các tổ chức CLB thành viên và Hội viên.
    4. Bầu cử và bãi miễn các chức danh lãnh đạo Câu lạc bộ (Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Tổng Thư ký và các Ủy viên thường trực).
    5. Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình Đại hội.
    6. Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường.
     Điều 13:Bộ phận Thường trực
    1. Bộ phận Thường trực do Ban Chủ nhiệm bầu ra.
    2. Bộ phận Thường trực gồm có: Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Tổng Thư ký, Trưởng các Ban chuyên môn của CLB và một số Ủy viên thương trực. Số lượng bộ phận thường trực do Ban chủ nhiệm quyết định. Bộ phận Thường trực họp thường kỳ 3 tháng/ lần.
    3. Bộ phận Thường trực có nhiệm vụ:
    – Điều hành các hoạt động thường xuyên của Câu lạc bộ.
    – Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Câu lạc bộ.
    – Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chủ nhiệm.
    – Thường xuyên liên hệ với Thường trực HĐHPVN về các hoạt động dòng họ.

– Để đảm bảo duy trì, xây dựng và phát triển HĐHPVN; mọi Tổ chức và cá nhân đã tự nguyện tham gia vào CLB thì phải tuân thủ theo qui định tại Qui chế này; Thường trực CLB sẽ quyết định cho thôi tham gia hội viên với các vị Chủ nhiệm CLB cấp tỉnh /thành nào đó vì lí do sức khỏe yếu, ốm đau nhiều, hoặc không chấp hành đúng các qui đinh trong Qui chế Tổ chức và hoạt động của CLBVHVNHPVN, Qui chế làm việc của CLBVHVNHPVN.

Điều 14: Nhiệm vụ của Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Tổng thư ký:
1. Chủ nhiệm Câu lạc bô là người đại diện của Câu lạc bộ, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Câu lạc bộ; đại diện cho Câu lạc bộ trong những mối quan hệ với với HĐ họ Phạm Việt Nam và các tổ chức khác; chủ tọa các các kỳ họp của Ban Chủ nhiệm và Bộ phận Thường trực; tổ chức triển khai các nghị quyết của Đại hội và các quyết định của Ban Chủ nhiệm.
2. Các Phó Chủ nhiệm là người giúp việc cho Chủ nhiệm, được Chủ nhiệm phân công các công việc cụ thể và được ủy quyền triệu tập hoặc điều hành Ban Chủ nhiệm khi Chủ nhiệm vắng mặt.
3. Tổng Thư ký chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Câu lạc bộ, điều hành công việc thường xuyên của Câu lạc bộ, trực tiếp chỉ đạo Văn phòng Câu lạc bộ, xây dựng kế hoạch công tác giữa hai kỳ họp của Bộ phận Thường trực.

  1. Bộ phận Thường trực CLB có nhiệm vụ giải quyết các công việc của Hội đồng đề ra trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng. Thường trực chủ trì việc tổ chức các phiên họp thường kỳ Ban CN 6 tháng /t lần, chủ trì tổ chức các phiên họp của CLB mỗi năm một lần để kiểm điểm rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ và triển khai công việc tiếp theo. Các Ủy viên thường trực nắm vững nội dung và thực hiện những nhiệm vụ mà mình được phân công đảm nhiệm trong lĩnh vực chuyên môn; thực hiện những công việc cụ thể trong từng thời gian do Chủ Nhiệm, Phó chủ nhiệm CLB phân công.
  2. Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm và thành viên Ban chủ nhiệm không được hưởng lương, trừ trường hợp cần thiết cho hoạt động việc họ thì có thể được hỗ trợ tài chính chi phí cho việc đi lại tầu xe, máy bay hoặc các phương tiện khác.

Điều 15: Câu lạc bộ có các Ban chuyên môn giúp việc cho Ban Chủ nhiệm phụ trách các lĩnh vực khác nhau liên quan đến hoạt động của CLB; đồng thời có các Đoàn ( hoặc Đội) chuyên ngành văn hóa – văn nghệ biểu diễn. Cụ thể như:

  1. Ban tổ chức và kết nối phát triển CLB

2.Ban văn hóa- văn nghệ ( gồm nhiều Tiểu ban chuyên ngành)

3.Ban thông tin tuyên truyền:Có nhiệm vụ thông tin, truyền thông rộng rãi hoạt động  của CLB; phản hồi không chấp nhận những thông tin sai lệch trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dòng họ và Pháp luật của Nhà nước;Thiết kế mẫu, biên tập, in ấn, phát hành các ấn phẩm thông tin tuyên truyền về hoạt động văn hóa văn nghệ của CLB .

  1. Ban tài chính kế toán

– Tổ chức các hoạt động tạo nguồn kinh phí, bảo đảm kinh phí cho hoạt động của CLB; vận động tài trợ; thu tiền hội phí; đai diện tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân có hảo tâm đóng góp; đề xuất, thực hiện các biện pháp về tài chính; xây dựng Quỹ của CLB.

– Quản lý Quỹ; thanh, quyết toán theo quy định của CLB và chế độ Tài chính hiện hành của Nhà nước; phục vụ kịp thời các hoạt động cùa CLB theo Quy chế hoạt động tài chính của CLB.

– Báo cáo kết quả huy động kinh phí, thu, chi tài chính quý, hàng năm của CLB.

  1. Các Đoàn ( hoặc Đội) chuyên ngành biểu diễn, các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng,…có tổ chức và qui chế hoạt đông qui định chức năng quyền hạn nhiệm vụ riêng. Các Ban , Đoàn ( đội ) có cấp trưởng, cấp phó và các thành viên, có Qui chế tổ chức và hoạt đông riêng do Ban Chủ nhiệm CLB ban hành.
    Chương IV

TÀI CHÍNH CỦA CÂU LẠC BỘ

Điều 16: Các nguồn thu của Câu lạc bộ gồm có:
1. Hội phí theo quy định.
2. Tiền đóng góp tự nguyện hảo tâm của các Hội viên.
3. Tiền và hiện vật ủng hộ, tài trợ từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
4. Các khoản thu do tổ chức những hoạt động xã hội được phép.
5. Các khoản thu khác không trái với quy định của pháp luật

 Điều 17: Các nguồn chi gồm có:
1. Chi cho các hoạt động của Câu lạc bộ.
2. Chi tài trợ và đóng góp cho Quỹ hoạt động việc họ của HĐHPVN
3. Chi mua sắm trang thiết bị , trang phục cho Văn phòng và phục vụ biểu diễn
4. Các khoản chi hợp lý khác.

5.Nguyên tắc thực hiện công tác tài chính :

+ Việc thu, chi của Quỹ đều phải thực hiện theo chế độ Tài chính hiện hành của Nhà nước, trên nguyên tắc tài chính công khai, minh bạch.

+ Kế toán và Thủ quĩ phải lập chứng từ thu, chi đầy đủ, rõ ràng đúng nguyên tắc tài chính hiện hành của Nhà nước và Qui chế hoạt động Tài chính của Hội đồng Toàn quốc Việt Nam.

+ Hàng  năm, Ban Tài chính có trách nhiệm báo cáo Thường trực Hội đồng Toàn quốc họ Phạm VN bằng văn bản về quyết toán năm Tài chính và dự toán kinh phí hoạt động năm sau của Hội đồng Toàn quốc Họ Phạm Việt Nam.

+ Hàng quý Ban Tài chính phải báo cáo tình hình thu chi, tồn quỹ… trong cuộc họp của Thường trực HĐTQ

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18: Bản Quy chế này gồm 5 chương, 19 điều do Đại hội toàn quốc Câu lạc bộ VHVN họ Phạm Việt Nam thông qua ngày … tháng … năm 2022 và có hiệu lực ngay sau khi được HĐ họ Phạm Việt Nam quyết định phê duyệt.
Điều 19: Chỉ có Đại hội toàn quốc Câu lạc bộ VHVN họ Phạm Việt Nam mới có quyền sửa đổi Bản Quy chế này.

 

                                                BAN CHỦ NHIỆM

                                                 CLBVHVNHPVN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments