Trang chủNGƯỜI HỌ PHẠMThái hậu Từ Dụ: Chương 9 Hoàng tử Đảm

Thái hậu Từ Dụ: Chương 9 Hoàng tử Đảm

Tan cuộc lễ, Phạm Đăng Hưng về phủ, lòng nặng trĩu phiền muộn. Vào triều làm quan, quả là chật vật hơn ngồi ở địa phương nhiều lắm! Triều đình là nơi hội tụ các thế lực. Phải trái, xấu tốt cách nhau chỉ trong gang tấc. Chỉ một tấm lòng, có đủ đâu?

Lính hầu vào dọn cơm, món nào cũng thô sơ nguội lạnh. Phạm Đăng Hưng gắp qua loa mấy miếng rồi bỏ đũa.

Chợt người gác cổng vào thưa:

 

  • Bẩm quan lớn, có người xin ra mắt.

 

  • Ai vậy? Ta đang mệt lắm, có chuyện gì gấp không?

 

  • Dạ bẩm quan lớn, thấy người ta khoác tay nải, chắc đi từ xa tới.

 

  • Thôi được, con ra bảo họ vào đây.

 

Một người hiện ra trên ngưỡng cửa. Đăng Hưng nheo mắt một lúc vì nhìn ngược sáng. Ủa, đây là người cung nữ mới gặp cách đây mấy hôm.

 

– Tiện thiếp xin chào quan lớn! Hạnh Thảo cúi đầu thi lễ, vẻ mặt nàng bơ phờ tiều tụy.

 

Đăng Hưng ngạc nhiên:

 

  • Nàng đã được triệu về cung, sao lại đến đây?.

 

Hạnh Thảo quỳ xuống:

 

  • Tiện thiếp đang gặp nguy, xin quan lớn rộng lòng cứu mạng.

 

  • Có chuyện gì, nàng hãy đứng lên, nói ta nghe.

 

Hạnh Thảo biết Đăng Hưng tử tế, nên thực tình kể hết những chuyện tai nghe mắt thấy trong cung. “Không dám giấu quan lớn, khi hoàng hậu còn sống thương nhất là Hà Nhi và thiếp. Nay Hà Nhi chết rất bí ẩn, tiện thiếp lo cho phận mình nên nhân lúc tang ma lộn xộn, lánh mình đến đây xin quan lớn mở cho một đường sống.”

 

Đăng Hưng nhíu mày:

 

– Nàng nói Hà Nhi là cung tỳ thân tín của hoàng hậu sao? Vậy cung tỳ Nguyễn Thị Lê là ai?

 

  • Bẩm quan lớn, cung tỳ Nguyễn Thị Lê trước đây tuy ở trong cung hoàng hậu nhưng không hề được trao giữ đồ vật gì cả, chỉ mới thay Hà Nhi sau khi Hà Nhi chết mà thôi!

 

Đăng Hưng hiểu ngay, ông lặng đi ngẫm nghĩ. Việc này không phải nhỏ, người con gái này trốn đi là phải, nhưng để nàng ta ở đây thì cũng rất dễ nảy sinh rầy rà cho ta. Nhị phi đã toàn quyền cai quản cung cấm, nếu biết chuyện nhất định bà ấy không để cho ta yên.

 

Hạnh Thảo thấy Đăng Hưng ngần ngừ, vội sụp lạy:

 

– Xin quan lớn cứu mạng cho thiếp, thiếp cả đời xin hết sức hết lòng báo

 

đáp.

 

Đăng Hưng trong lòng thực khó nghĩ, không biết tính sao. Giữ lại thì rước họa vào thân, mà xua đuổi thì không đành lòng. Người con gái này, chắc chỉ hơn

 

 

Hằng, con gái ta chừng bảy tám tuổi gì đó. Liên tưởng đến con gái yêu ở quê nhà, lòng Đăng Hưng bỗng chùng lại, nao nao. Ông thấy tội nghiệp cho Hạnh Thảo, cha mẹ không có, nếu không ai cưu mang thì cuộc đời sẽ trôi nổi, danh tiết cũng khó bảo toàn. Chép miệng, Đăng Hưng thở dài bảo:

 

  • Biết làm sao đây… Thôi, nàng hãy tạm lưu lại, cùng với lính hầu lo việc bếp nước, chờ ta từ từ thu xếp.

 

Hôm sau, Đăng Hưng đến dinh Tả quân Lê Văn Duyệt, câu chuyện trong cung vẫn còn day dứt trong lòng. Nghe Đăng Hưng tâm sự, Tả quân lấy làm mừng. Ông cẩn thận bảo hai thị nữ đang hầu quạt:

 

  • Cho hai ngươi lui, khi nào ta gọi hãy vào.

 

Thị nữ lui ra. Duyệt ra hiệu cho Đăng Hưng xích ghế lại gần hơn:

 

– Hay lắm! Ả nô tỳ đó là một bằng chứng rất quan trọng. Vậy là rõ, đã có cả một âm mưu được sắp đặt để Đảm giành được vị trí chủ tế trong lễ tang hoàng hậu.

 

Đăng Hưng ngậm ngùi:

 

  • Với Hưng, thì Đảm hay Đán đều là dòng máu của hoàng thượng. Ai lên

 

ngôi, Hưng cũng vẫn là bề tôi hết sức tận trung. Chỉ có điều Hưng lo nghĩ là, đã có một thế lực lộng hành như vậy ngay trong chỗ cao sâu nhất của cung đình. Thật nguy hiểm.

 

Lê Văn Duyệt vỗ vai Đăng Hưng:

 

  • Ông Hưng, tôi đã bảo ông rồi, nơi đâu có quyền lực, ở đó có âm mưu và tranh đoạt. Chúng ta không thể tránh sự thực đó. Trái lại, phải biết biến nó thành có lợi cho ta, hoặc ít nhất, cũng làm cho nó không làm hại được ta.

 

  • Vậy trong tình hình hiện nay, chúng ta có thể làm gì?

 

  • Chưa thể làm gì được cả. Phải chờ thôi. Ta chưa muốn quyết định một

 

hướng nào.

 

Đăng Hưng cảm thấy hơi thất vọng:

 

– Thật lòng hạ quan cảm thấy rất mến phục thái độ dũng cảm, thẳng thắn của Đức ông Nguyễn Văn Thành.

 

Lê Văn Duyệt cười:

 

  • Ông Hưng! Ta biết tính cách ông lắm. Bởi thế ta khuyên ông hãy bình tĩnh. Ông Thành là người quá tình cảm, quá lương tâm. Nhưng đã dự vào triều chính, chỉ lương tâm và tình cảm không đủ. Để rồi ông xem, nếu ông ta cứ cái kiểu cách

 

như thế, thì chưa biết chừng họa sát thân sẽ tới. Mà khi cái thân đã không còn thì có thể phò ai chống ai được nữa?

 

  • Vậy ý Đức ông ra sao?

 

  • Hãy tính việc trước mắt cái đã. Ta khuyên ông nên giữ ả nô tỳ đó trong

 

phủ. Đó là một bằng chứng sống, rất cần thiết sau này. Nếu việc có lộ ra, Tổng quản thái giám có ì xèo gì, ta sẽ đỡ cho.

 

– Vậy còn cái chết hàm oan của Hà Nhi, bao giờ mới có thể lên tiếng?

 

Lê Văn Duyệt cầm tay Đăng Hưng bóp mạnh, như có ý khuyên ông hãy kiên

 

nhẫn:

 

  • Thời cơ chưa đến, có nói ra cũng vô ích thôi!

 

Đăng Hưng buồn bã lên võng về phủ. Tưởng trang trải tâm sự cho vơi nỗi lòng, ngờ đâu ra về lòng đã nặng còn nặng trĩu hơn!

 

 

Bữa ăn đã đến, lính hầu bưng mâm lên. Mâm cơm tươm tất đẹp đẽ khác hẳn mọi ngày. Đăng Hưng gắp một miếng, nuốt vào đến đâu cảm giác ngọt bùi đến đấy.

 

– Bẩm quan, chị Hạnh Thảo nấu dọn đó! Quan thời có ngon miệng không? – Lính hầu thưa.

 

Đăng Hưng gật gù:

 

  • Ngon lắm! Nhưng có tốn kém nhiều không? Ta ăn uống thanh đạm quen rồi, bất tất phải cao lương mỹ vị thế này.

 

Hạnh Thảo bước ra, khuôn mặt giờ đây vui vẻ khác hẳn vẻ bơ phờ hôm

 

trước:

 

– Bẩm quan cứ yên tâm! Thiếp bỏ công tỉa vẽ nên món ăn ngon đẹp, chứ không tốn nhiều tiền chợ đâu!

 

Đăng Hưng ăn thêm mấy miếng thấy hài lòng, liền dừng lại bảo các người

 

hầu:

 

  • Ngon lắm! Ta dùng chừng ấy đủ rồi, dành lại cho các ngươi, đem xuống ăn

 

cho biết.

 

  • Dạ dạ, cảm ơn quan lớn.

 

Thấy người hầu hí hửng bưng mâm đi, vẻ mặt vui sướng, Đăng Hưng thấy lòng nhẹ bớt nỗi buồn…

 

Những ngày tế lễ xôn xao, tất bật rồi cũng qua đi. Hoàng cung lại đi vào nếp sinh hoạt đều đặn, giống như mặt nước lặng lẽ che giấu bên dưới những dòng cuồng lưu dữ dội.

 

 

Lâu nay, từ khi hoàng hậu yếu mệt thì Nhị phi đã nắm gần hết việc thu phát, thưởng phạt trong cung. Nay thì quyền Chánh cung thực sự thuộc về bà. Chưa được chính thức phong Hậu, nên bà vẫn chưa dọn vào ở cung Khôn Thái. Tuy vậy, cung Khôn Thái nay vắng tanh vắng ngắt, chỉ còn là một ngôi điện trống trải buồn hiu, trong khi cung Đoan Trang thì tấp nập cung nhân, thái giám ra vào xin lệnh, các bà mệnh phụ chầu chực xin ra mắt hoàng phi để cầu cạnh ơn trên…

 

Cái không khí rộn ràng ấy không khỏi ảnh hưởng đến cậu thiếu niên đang sống lặng lẽ trong một biệt thất trong cung. Hoàng tôn Tông năm ấy mười một tuổi, hiền hậu, thông minh, hơi nhút nhát. Tuổi thơ không có mẹ, cậu lớn lên trong cô đơn, mặc dù người hầu hạ vây quanh, lại luôn được bà nội kèm cặp, răn dạy.

 

Người duy nhất mà cậu bé cảm thấy thân thiết là tiểu thái giám họ Lê, cũng trạc tuổi chủ nhân. Sáng hôm ấy, hoàng tôn Tông đang ngồi đọc sách trong thư phòng thì Giám Lê chạy đến, rút trong vạt áo ra một cái hộp. Trong hộp có bốn con dế.

 

Hoàng tôn Tông sáng mắt:

 

– Thích quá! Mình cho tụi hắn giao chiến một trận thử đi !

 

Thái giám Lê dáo dác ngó quanh:

 

  • Dạ, khoan, để con đóng cửa lại đã. Sợ ông Giám Trần đi qua ngó thấy, ông méc lại với lệnh bà Nhị phi thì chết con.

 

Thái giám Lê ra, định đóng cửa, bỗng chạy vụt vào, mặt tái mét:

 

  • Hoàng tôn, hoàng tôn, chết, chết!

 

  • Cái gì chết? – Tông vừa hỏi, thì Nhị phi đã hiện ra trên ngưỡng cửa. Giám Trần đi ngay sau bà.

 

Hoàng tôn Tông giật bắn mình, đứng nghiêm chắp tay:

 

  • Cháu xin ra mắt tổ mẫu. Nhị phi nghiêm giọng:
  • Chiều nay ta bảo ngươi làm chi, nhớ không?

 

  • Dạ… Dạ cháu nhớ.

 

  • Làm chi? Nếu nhớ thì nói đi.

 

  • Dạ… Bà dặn cháu chiều nay đi vấn an hoàng tử phụ thân.

 

  • Vậy sao đến giờ còn ở đây chơi nghịch? Cái tội bất tuân, đáng xử trị như

 

thế nào đây? Nói đi!

 

Hoàng tôn im lặng cúi đầu. Giám Lê lanh lẹ đỡ lời:

 

  • Dạ bẩm lệnh bà, vì bên điện Thanh Hòa có tin chiều nay hoàng tử đặt yến tiệc riêng trong hậu đình. Không thấy có lệnh vời, nên chúng con không dám quấy rầy ạ!

 

Nhị phi tức giận:

 

– Nói bậy! Làm chi mà có chuyện hoàng tử mở yến tiệc trong lúc đang cư tang mẹ đẻ! Thái giám đâu lôi cổ nó ra cho một chục roi!

 

Hai thái giám lực lưỡng lập tức tiến vào lôi Giám Lê ra ngoài. Cái hộp đựng dế rơi xuống nền nhà, mấy con dế bò ra lóp ngóp.

 

Có tiếng roi quất và tiếng rên khóc. Hoàng tôn Tông mặt xanh lét, đứng im.

 

Nhị phi lắc đầu, nhìn mấy con dế, vẻ ngao ngán:

 

 

  • Tông! Ngươi là dòng dõi cao quý, sau này sẽ phải gánh giang san xã tắc. Vì vậy phải uy nghi nghiêm cẩn, không được sa đà theo trò chơi trẻ ranh. Nếu còn một lần tắc trách ham chơi, ta sẽ cho đuổi cổ thằng Giám Lê đó!

 

Hoàng tôn Tông khẽ liếc theo mấy con dế, cố kìm cho khỏi rơi nước mắt:

 

– Xin Tổ mẫu tha tội cho con, xin đừng đuổi Giám Lê. Con xin vâng lời tổ mẫu, đi vấn an thân phụ con ngay.

 

Quay phắt người, Tông lật đật đi nhanh như tên bắn.

 

Nhị phi gọi giật:

 

  • Tông, ta đã dạy ngươi, khi cáo từ bề trên thì đi đứng ra sao?

 

Hoàng tôn vội dừng lại, quay mình đối diện với bà nội, cúi rạp mình rồi bước giật lùi ba bước trước khi quay đi. Một giọt nước mắt đã rơi xuống, cậu vội vàng lấy mu bàn tay chùi khẽ thật nhanh.

 

Nhị phi hừ một tiếng:

 

  • Giám Trần, ngươi mau theo hộ vệ hoàng tôn.

 

 

 

 

Bên hiên Điện Thanh Hòa, nơi ở của hoàng tử Đảm, một tiệc nhỏ đang bày trên bàn đá.

 

Cung tần Ngô Thị Chính đang ngồi dựa vào vai hoàng tử. Thị nữ của Chính tiến ra, người cầm quạt, người châm rượu, người cầm sênh phách, đàn sáo.

 

Hoàng tử Đảm ngước nhìn, bảo Chính:

 

  • Nàng cho cung nữ lui đi, nhất là nhạc khí phải dẹp hết. Ngô Thị Chính nhỏ nhẹ:

 

  • Điện hạ vất vả việc tang lễ cả tháng nay, đến giờ mới được nhàn hạ đôi

 

chút. Thiếp sắp sẵn rượu ngon và đàn sáo, mình nào có hát xướng gì đâu, chẳng qua chỉ để thiếp ngâm đôi bài thơ giúp ngài khuây khỏa.

 

Hoàng tử Đảm cương quyết:

 

  • Nàng khờ lắm, hãy mau theo lời ta đi. Ta đang cư tang hoàng hậu, tất cả nữ

 

nhạc phải lui hết.

 

Nữ nhạc ôm đàn sáo lui ra. Hoàng tử cầm bàn tay mềm mại của Ngô Thị Chính, mỉm cười. Thật tình, hoàng tử vẫn thèm nghe tiếng ngâm thơ ngọt ngào của nàng lắm! Khi Ngô Văn Sở, cha của Chính đem cả gia quyến về hàng nhà Nguyễn, duyên trời xui khiến làm sao vua Gia Long lại sai hoàng tử Đảm ra tiếp nhận. Cũng vì nghe tiếng ngâm thơ áo não của người con gái, mà hoàng tử nảy sinh lòng thương… Đã nới tay với cả nhà họ Ngô, hoàng tử còn thu nạp nàng vào cung cho đến bây giờ. Từ đó đến nay, mặc dù Nhị phi đã kén thêm cho con trai hàng chục cung tần mỹ nữ, nhưng hoàng tử vẫn chỉ thấy dễ chịu khi ở bên nàng.

 

Sau rặng hoa, hoàng tôn Tông vừa đi đến. Nghe tiếng cha và cung tần đang nói chuyện vui vẻ, Tông rụt rè dừng lại, ẩn mình sau cây lá. Vẻ mặt thơ ngây hằn lên nỗi đắn đo, nửa muốn bước vào, nửa không dám.

 

Giám Trần đi đến sau lưng Tông, đưa tay túm lấy Tông định đẩy vào.

 

Tông vùng ra, chạy đi. Giám Trần lệt bệt theo sau. Hoàng tử Đảm nhìn ra, nhác thấy bóng con trai vừa vụt qua. Chén rượu trên tay bỗng khựng lại.

 

Tông chạy đến một ngôi miếu nhỏ trong góc vườn thượng uyển. Ngôi miếu lặng lẽ, cô quạnh. Bên trong miếu là bàn thờ đơn giản với tấm bài vị ghi mấy chữ: Cung tần Hồ Thị Hoa chi vị.

 

Hoàng Tôn Tông chạy vào, đến trước bài vị, tay ôm choàng lấy án thờ.

 

  • Mẹ ơi!

 

Chỉ có im lặng trả lời. Hoàng tôn ngước lên. Cạnh án thờ, trên vách có bức họa hình một phụ nữ còn rất trẻ.

 

Hoàng tôn thì thầm:

 

  • Mẹ ơi, mẹ có thương con không? Sao mẹ bỏ con mà đi. Con thèm có mẹ

 

lắm!

 

Tông lui cui lấy nhang thắp, rồi ngồi lặng trước án thờ nhìn đăm đăm khói nhang đang bay lên.

 

Hoàng tử Đảm bước vào, đứng sau lưng cậu bé.

 

Nghe động, Tông quay lại, giật bắn người, sợ hãi.

 

  • Phụ thân… Con xin ra mắt phụ thân điện hạ!

 

Hoàng tử Đảm nghiêm nghị nhìn con  một lúc, rồi chợt dịu giọng:

 

  • Tông con…

 

Hoàng tử bước đến, ôm chặt Tông vào lòng.

 

***

 

Đêm hôm ấy…

 

Trên một quãng đường vắng ở Kim Long, một nhà thờ nằm uy nghi trong ánh nắng chiều. Có giáo dân nào đó vừa qua đời, tiếng chuông báo tử đang đổ dồn từng tiếng một.

 

Linh mục ngồi trước bục giảng, đang đọc sách kinh.

 

Chợt một người đàn bà xuất hiện ở ngưỡng cửa.

 

Linh mục ngẩng đầu lên, xếp sách.

 

  • Kìa con, con đã tới.

 

Nhìn bộ y phục sang trọng, ông đã nhận ra Anh Duệ vương phi Tống Thị Quyên.

 

  • Trình cha, con đây. Thưa cha, con xin cha giúp cho con được bình an trong lòng. Từ nhiều đêm nay, con không sao ngủ yên giấc. – Quyên vừa nói vừa quỳ gối

 

trước mặt linh mục.

 

Linh mục ân cần:

 

  • Con băn khoăn điều gì, cứ nói cho cha được biết. Tống Thị Quyên thổn thức:

 

  • Thưa cha, con cảm thấy bơ vơ quá. Ngày trước khi phu quân con còn sống, cuộc đời con thật vô tư sung sướng. Nhờ có sự giáo hóa của Đức cha Bá Đa Lộc

 

mà phu quân con đã trở thành một người chồng tốt nhất, lúc nào cũng thương yêu âu yếm vợ con. Người ta năm thê bảy thiếp mặc kệ, chồng con trước sau vẫn quyết tâm chỉ có một vợ một chồng.

 

Linh mục gật đầu:

 

  • Như vậy là con đã thấy rõ sự tốt lành của đạo Gia Tô và văn hóa Tây dương. Dù các con chưa chính thức là con chiên, nhưng cũng đã được ơn chăn dắt.

 

  • Dạ, con chỉ ước chi Đức cha Bá Đa Lộc còn sống mãi, ước chi chồng con còn sống mãi! Đức cha mất, chồng con cũng mất, con chỉ còn biết dựa vào hoàng hậu để nhờ nâng đỡ cho mẹ góa con côi. Nhưng bây giờ thì hoàng hậu cũng mất, con chẳng còn biết dựa vào ai trên đời này nữa…

 

Linh mục ngước nhìn tượng Chúa trên cây thập giá:

 

 

– Có, con vẫn còn có thể dựa vào một nơi, nơi ấy là Thiên Chúa. Không một ai trên đời này có thể cho con tình thương vĩnh cửu như ngài.

 

Tống Thị Quyên gật đầu:

 

  • Vâng, trước đây con cũng thường nghe Đức cha Bá Đa Lộc nói thế. Chính vì vậy mà con đến đây tìm cha. Chắc cha cũng biết, phu quân con ngày trước tuy không cải đạo, nhưng tấm lòng chàng từ lúc còn thơ ấu đã hướng về Thiên Chúa rồi. Con cũng vậy, giờ đây con muốn được Chúa yêu thương an ủi.

 

Linh mục lộ vẻ vui mừng:

 

  • Ta rất hoan hỉ đón mừng con trong ánh sáng Phúc Âm. Một khi con chịu phép rửa tội và phó mình trong tay Chúa rồi, những lo âu sợ hãi trong lòng con sẽ

 

tiêu tan. Dù khi con ở trong bão bùng giông tố hay non cao vực sâu, Chúa sẽ cầm tay dẫn con đi qua tất cả.

 

Tống Thị Quyên nghe vậy, mắt sáng lên:

 

  • Thật ư? Nếu Chúa có phép màu như vậy thì con mừng lắm! Chúa có giúp con bảo vệ được ngôi báu của con trai con khỏi rơi vào tay người khác không?

 

Linh mục hơi chững lại:

 

  • Quyên con, đừng hiểu lầm ý ta. Thánh kinh đã dạy “Hãy trả cho César cái gì của César, trả cho Chúa cái gì của Chúa.” Ngôi báu, quyền lực, tiền bạc là những gì thuộc về thế gian tạm bợ này. Tình thương của Chúa không hứa hẹn với con những chuyện ở thế gian, mà chỉ bảo đảm cho hạnh phúc vĩnh cửu đời đời.

 

  • Thế nghĩa là sao, thưa cha. Hạnh phúc vĩnh cửu nghĩa là sao ạ. Con chỉ mong sao Chúa hãy vung gươm lên để bảo vệ cho hai con côi của con. Con muốn Chúa dẫn đường cho con trai con lên ngôi vua! Nó đáng được làm vua vì giang sơn

 

này vốn là của cha nó kia mà.

 

Linh mục lắc đầu:

 

  • Quyên con, hãy coi chừng, con là đứa trẻ đang đùa với lửa, ta lo sợ cho con! Ta chỉ muốn rao giảng cho con thấy ánh sáng của thiên đường, đừng đem

 

những tham vọng địa ngục ra nói với ta ở đây.

 

Tống Thị Quyên lăn xả đến gần, nằn nì.

 

  • Cha không tin con ư? Xin cha đừng nghi ngờ gì cả, con thật lòng cầu mong

 

cha giúp đỡ. Hãy tin con. Nếu con trai con được lên ngôi báu, con sẽ bảo nó cải đạo, nó sẽ là vị vua Thiên chúa giáo đầu tiên của nước này.

 

Ngoài cửa nhà thờ, một bóng đen đang đứng nấp, lắng nghe.

 

Linh mục và Tống Thị Quyên tiếp tục nói một lúc, rồi Quyên hấp tấp trở ra.

 

Bóng đen vụt thót lên cây sung gần đó, nấp kín trong bóng tối.

 

Đằng xa, chiếc kiệu nhỏ của vương phi đang tiến lại gần đón chủ nhân. Phu kiệu không nhìn thấy bóng đen vì trời đã tối xẩm.

 

 

 

 

Kiệu của Quyên chưa về đến Anh Duệ vương phủ thì trong hoàng cung, Nhị phi đã biết hết sự tình. Bà lập tức gọi con trai đến ngay.

 

  • Con thấy đó, con thường trách ta hà khắc với chúng nó. Bây giờ xảy ra chuyện như thế, con đã hiểu vì sao ta không dám dời mắt khỏi chúng chưa?

 

Hoàng tử Đảm tức giận:

 

  • Đúng là con không ngờ. Lâu nay con vẫn nghĩ Anh Duệ vương phi Tống Thị Quyên là người vụng về non dại. Ai nghĩ được chị ấy lại dám động đến những chuyện tày trời như vậy!

 

Nhị phi cười, vẫn nụ cười lạnh băng quen thuộc:

 

 

  • Trên đời này vẫn thế, có những kẻ óc bằng quả trứng vịt mà lá gan thì to bằng cái nia. Nó những toan lấy thúng úp voi, làm sao qua được con mắt của ta.

 

Hoàng tử Đảm đưa tay lên đốc kiếm:

 

  • Đây là chuyện liên quan đến đất nước, xin mẹ để con tâu với phụ hoàng,

 

đem Tống thị tra hỏi cho ra lẽ. Đạo của người Tây dương, theo con là một mối họa cho phong hóa nước nhà. Trong khi đạo Nho ta tôn vua là tối thượng, thì họ không nói gì đến vua mà chỉ tôn sùng Thiên Chúa. Đã mấy lần con xin phụ hoàng xuống chiếu cấm ngặt, mà phụ hoàng con vẫn cứ làm lơ, để cho họ tiếp tục mê hoặc dân chúng.

 

Nhị phi bình tĩnh can ngăn:

 

– Cha con ngồi trên ngôi hoàng dế, thực tâm cũng chỉ muốn Nho giáo độc tôn, nên ba năm nay đã xuống chiếu không cho xây dựng thêm nhà thờ nữa đó! Nhưng mà cấm hẳn thì cũng ngại, vì cha con trước đây chịu ơn phò tá của giám mục Bá Đa Lộc, ông ấy đem hết gia tài ra giúp mình giành lại đất nước này. Hai ông Tây có công là Sai-nhô và Va-ni-ê lại đang làm quan trong triều, thường đi lễ

 

  • nhà thờ Phú Cam. Vì vậy vuốt mặt cũng phải nể mũi, không thể một sớm một chiều phủi tay với họ ngay được!

 

Hoàng tử Đảm bực bội:

 

  • Ơn sâu, công lớn thì cha con đã phong tước, trả vàng, chu cấp đất đai dinh

 

thự đầy đủ. Còn phong hóa của nước nhà, mình phải tự chủ chứ! Con mà có quyền trong tay, con sẽ cấm tiệt ngay! Trước hết là phải đem Tống Thị Quyên ra trị ngay để làm gương.

 

Nhị phi thấy con cương quyết như vậy thì rất vui lòng, nhưng vốn khôn ngoan, bà biết chưa phải lúc để hành động:

 

 

  • Con chim đã úp lại trong thúng rồi, vội gì phải bắt ngay? Trước hết là bằng cớ chưa rõ, hai là hoàng hậu mới mất, ba là có bắt con đàn bà khờ khạo ấy cũng

 

chẳng được gì? Đập chết rắn mẹ thì cái ổ rắn ấy vẫn còn. Con để đó cho mẹ, rồi ta sẽ tính đến chúng nó sau!

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments