HOẠT ĐỘNG CỦA HĐHP TỈNH BÌNH ĐỊNH
- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VIỆC HỌ
Hội đồng tỉnh Bình Định hiện nay, tiền thân là Ban liên lạc (BLL) họ Phạm tỉnh Bình Định được hình thành Ban vận động thành lập từ năm 2000, quá trình đó một số thành viên Ban liên lạc đã mở rộng kết nối, qua nhiều kênh thông tin (qua Hội đồng gia tộc, qua bè bạn, qua sổ đăng ký quản lý nhân hộ khẩu của Ngành Công an), qua kết nội các hoạt động doanh nghiệp,.. Ban Liên lạc Lâm thời họ Phạm tỉnh Bình Định đã hình thành một Ban liên lạc lâm thời (2006), lúc đầu chỉ gồm vài ba thành viên, sau đó số thành viên được tăng thêm, bác Phạm Chí Công, một cán bộ đã nghỉ hưu với lòng nhiệt huyết về dòng họ đã đảm nhận làm Chủ tịch lâm thời. Buổi đầu hình thành về tổ chức, Ban Liên lạc lâm thời họ Phạm tỉnh Bình Định được bác Phạm Chí Công chọn nhà ở nhà bác làm nơi liên lạc. Sau thời gian dài vận động, Ban liên lạc dòng họ Phạm tỉnh đã kết nối với Ban Liên lạc dòng họ Phạm Việt Nam và Ban liên lạc họ Phạm thành phố Hồ Chí Minh để nhận được sự trao đổi, giúp đỡ, hiến kế với tinh thần tình đồng tộc.
Ban Liên lạc họ Phạm tỉnh Bình Định xúc tiến việc động viên, hướng dẫn, kết nối tiến tới thành lập Ban liên lạc lâm thời họ Phạm các huyện, thành phố, đến các xã và Hội đồng gia tộc, các nhà thờ họ. Đến ngày 14/10/2010, Ban Liên lạc dòng họ Phạm tỉnh Bình Định tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II (nhiệm kỳ 2010-2015). Đại hội đã nhất trí thông qua Điều lệ, Quy chế hoạt động; đồng thời bầu Ban liên lạc họ Phạm tỉnh Bình Định với 11 thành viên, do bác Phạm Chí Công làm Trưởng Ban liên lạc. Sau Đại hội, nhân dịp đầu xuân mới, Ban Liên lạc họ Phạm tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị doanh nhân họ Phạm để bầu Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm (G100+5), gồm 9 thành viên.
Thực hiện Chương trình hoạt động dòng họ Phạm Việt Nam và nghị quyết dòng họ Phạm tỉnh Bình Định, các cấp Hội đồng trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực thực hiện các hoạt động việc họ đạt kết quả khá tốt. Những hoạt động đó đã và đang được sự quan tâm của cộng đồng bà con trong tộc.
- Củng cố về tổ chức
Sau khi thành lập Ban Liên lạc dòng họ Phạm tỉnh Bình Định, Ban liên lạc Hội đồng lâm thời các huyện, thành phố trong tỉnh cũng được thành lập, xúc tiên công tác kết nối, xây dựng quy chế hoạt động tiến tới đại hội thành lập. Cùng với hình thành Ban liên lạc các huyện, thành phố trong tỉnh, Hội đồng họ Phạm tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựtng Ban liên lạc họ Phạm cấp xã, phường, thị trấn và Hội đồng gia tộc.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 7/11 huyện, thị xã, thành phố tổ chức Đại hội thành lập Ban Liên lạc (nay là Hội đồng) cấp mình: Hội đồng họ Phạm thành phố Quy Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, An Lão; các huyện còn lại: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Nhơn và Hoài Ân đang xúc tiến công tác tổ chức, nhân sự để tiến tới đại hội thành lập trong năm 2017.
Hội đồng họ Phạm tỉnh Bình Định luôn chăm lo công tác tổ chức dòng họ, coi đây là nhiệm vụ cốt lõi trong việc triển khai các hoạt động việc họ. Cùng với việc củng cố cấp huyện, thị xã và thành phố, Hội đồng họ Phạm các địa phương đã tích cực xây dựng Hội đồng họ Phạm cấp xã, phường, thị trấn và một số Hội đồng gia tộc:
Hội đồng họ Phạm thành phố Quy Nhơn, sau khi tổ chức Đại hội thành lập Hội đồng họ Phạm liên phường (Nhơn Bình, Nhơn Phú, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), đại hội thành lập Hội đồng họ Phạm phường Đống Đa, phường Trần Phú, trong năm 2016, thành lập Hội đồng họ Phạm phường Ngô Mây, Quang Trung, Nguyễn Văn Cừ, đang xúc tiến củng cố để tiến tới thành lập Hội đồng họ Phạm các xã, phường còn lại trên địa bàn thành phố. Hội đồng họ Phạm thành phố Quy Nhơn và Hội đồng Họ Phạm liên phường (xã Nhơn Bình- Nhơn Phú- Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu của thành phố Quy Nhơn) đã có những hoạt động kết nối dòng họ, thăm viếng, hiếu hỷ, mừng thọ và tích cực các hoạt động cho ngày Lễ giỗ Ngài Thượng Thủy tổ hàng năm,..,
Hội đồng họ Phạm huyện Phù Mỹ luôn giữ mối liên lạc và kết nối với bà con dòng họ Phạm ở 14 nhà thờ họ, từ đường dòng họ trong toàn huyện; tổ chức viếng thăm và dâng hương “Thất cốt nhứt huyệt” (7 mộ chung 1 huyệt) hài cốt của tổ tiên dòng họ từ Bắc đưa vào từ năm 1739, viếng thăm Linh Sơn Tự (nhà thờ tổ tiên dòng họ Phạm ở Phù Cát). Tổ chức khen thưởng và trao giải khuyến học cho 35 cháu vượt khó học giỏi tại thôn An Xuyên, xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ). Củng cố Hội đồng họ Phạm xã Mỹ Hiệp, xã Mỹ Chánh, Hội đồng gia tộc nhánh An Xuyên, Hội đồng gia tộc thôn Vạn Phước, duy trì các ngày giỗ tế hiệp Hội đồng gia tộc nhánh An Xuyên (16 tháng giêng hàng năm), tích cực huy động nguồn kinh phí để tôn tạo di tích “Thất cốt nhất huyệt” của dòng họ Phạm các chi phái được an táng trên vùing đất Gò Kho thuộc xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngoài các hoạt động kết nối dòng tộc, động viên con cháu ơn, hiếu tổ tiên, ông bà, tổ chức các hoạt động từ tiện, nhân đạo, hiếu hỷ, tang gia,.. trong dòng họ, Hội đồng họ Phạm huyện còn duy trì và tổ chức các hoạt động khuyến học khuyến tài, mừng thọ,..
Hội đồng họ Phạm huyện Tuy Phước đã tích cực triển khai các hoạt động kết nối dòng họ, tổ chức đại hội thành lập Hội đồng họ Phạm thị trấn Diêu Trì, Đại hội thành lập Hội đồng họ Phạm liên xã (Phước Nghĩa và Thị trấn Tuy Phước), thành lập Hội đồng lâm thời họ Phạm các xã, liên xã trên địa bàn huyện. Hội đồng họ Phạm huyện Tuy Phước đang tích cực chỉ đạo, hướng dẫn một số xã xúc tiến công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội thành lập Hội đồng họ Phạm các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Duy trì lễ giỗ tế hiệp Phạm Đại Lan (mồng 2 tháng 2 hàng năm) tại nhà thờ của Hội đồng gia tộc Phạm thôn Vinh Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Điểm nổi là Hội đồng họ Phạm huyện Tuy Phước đã huy động được con dâu, con rể của dòng họ cũng tích cực tham gia hoạt động và có nhiều dóng góp cho việc họ. Hội đồng họ Phạm huyện duy trì và phát triển các hoạt động việc họ, tăng cường kết nối, hàng năm tổ chức thăm, tặng quà, chúc tết, mừng thọ, khuyến học khuyến tài.. cho ông, bà, con cháu trong dòng họ.
Hội đồng họ Phạm Tây Sơn, tiếp tục mở rộng kết nối, đã thăm viếng và tiễn đưa những người con họ Phạm khi từ trần; thăm hỏi, tặng quà, động viên các cháu vượt khó học giỏi năm học 2015 – 2016, tổ chức mừng thọ,.. Hội đồng họ Phạm huyện Tây Sơn đã có sáng kiến xây dựng được “Ngân hàng máu” của dòng họ, có gần 100 thanh niên với nhiều nhóm máu, sẵn sang tiếp ứng cho bà con trong dòng họ bị bệnh hiểm nghèo khi cần tiếp máu. Các cháu đã góp hàng trăm đơn vị máu cho việc cấp cứu bệnh nhân, nhiều cháu có số lần hiền máu nhiều nhất 14 lần (năm 2012- 2016)
Hội đồng họ phạm huyện An Lão, tiếp tục kết nối, thăm viếng, chúc thọ cho các vị cao niên, xúc tiến thành lập một số xã, thị trấn. Đang chuẩn bị các điều kiện chỉ đạo đại hội thành lập cấp xã.
Hội đồng họ Phạm huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Hoài Ân, An Nhơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh,.. cũng đã có nhiều cố gắng trong việc kết nối dòng họ, triển khai một số hoạt động việc họ. Tuy nhiên, các điều kiện cần thiết cho việc tiến tới đại hội thành lập đang gặp khó khăn nên chưa tổ chức Đại hội. Các địa phương này đang xúc tiến công tác chuẩn bị để tiến tới đại hội trong năm 2016-2017.
Những kết quả đạt được về tổ chức nêu trên là nhờ tinh thần năng động, kịp thời, gương mậu của từng thành viên trong Hội đồng họ Phạm các cấp. Trong buổi đầu thành lập còn rất nhiều khó khắn, từng thành viên của Hội đồng đã tình nguyện đóng góp vật chất để chung tay tổ chức thành công đại hội.Sau đại hội, có kinh phí để triển khai ngay các hoạt động việc họ. Bên cạnh đó, sự đóng góp của các nhà hảo tâm ngoài dòng họ, sự phát tâm của các Doanh nhân họ Phạm trong và ngoài tỉnh đã hổ trợ phần lớn về kinh phí, về vật tư thiết bị cần thiết cho hoạt động dòng họ
- Tổ chức Lễ giỗ Thượng thủy tổ hàng năm
Từ năm 2010, sau khi Đại hội thành lập Ban Liên lạc họ Phạm tỉnh, việc tổ chức ngày giỗ Thượng thủy tổ được tổ chức thường niên vào ngày 20/7 âm lịch, nhân ngày giỗ Ngài Thượng thủy tổ. Các hoạt động giỗ Thượng thuỷ tổ được tổ chức theo nghi thức cổ truyền dân tộc. Nhân các ngày giỗ, để phát huy truyền thống, ôn lại lịch sử và những chiến công của Ngài, ôn lại lịch sử phát triển và truyền thống tổ tiên, dòng tộc, Hội đồng họ Phạm tỉnh đã tổ chức trao bằng khen của Hội đồng họ Phạm Việt Nam, Bằng khen của Hội đồng họ Phạm tỉnh cho các Hội đồng họ Phạm địa phương có thành tích xuất sắc trong hoạt động việc họ; trao Bằng Vinh danh công đức cho các cá nhân và đơn vị có những đóng góp về vật chất cho hoạt động việc họ; trao Giấy khen của Hội đồng họ Phạm tỉnh cho các cháu trong dòng họ đã vượt khó học giỏi, thi đỗ thủ khoa các trường Đại học, cao đẳng, các cháu học sinh giỏi cấp tỉnh ở các cấp học. Qua đó, đã động viên các thành viên ở các cấp Hội đồng tích cực hơn trong các hoạt động việc họ; động viên con cháu trong dòng họ tiếp tục nỗ lực học tập, phấn đấu không ngừng để trở thành con cháu trong dòng họ hiếu học, là công dân có ích cho xã hội. Các huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Quy Nhơn duy trì việc tổ chức các ngày giỗ Ngài chu đáo, được đông đão bà con trong dòng họ kính viếng.
Ngày 20 tháng 7 hàng năm, Lễ giỗ Ngài Thượng thủy tổ được tổ chức long trọng tại tỉnh và một số huyện. Báo Bình Định và đài Phát thanh truyền hình Bình Định đã kịp thời đưa tin tuyên truyền về ngày kỷ niệm trọng đại của dòng họ trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh, báo tỉnh.
Năm 2014, trong khi chưa ổn định được Nhà thờ Thượng thuỷ tổ cấp tỉnh, với tinh thần đồng tộc và vun đắp việc họ, hai vợ chồng ông bà: Phạm Quang Cang và Nguyễn Thị Luỹ đã thể hiện lòng tri ân tổ tiên, đã đồng ý cho Hội đồng họ Phạm tỉnh tu sửa và An vị Ngài Thượng thủy tổ tại nhà riêng của ông, bà (số nhà 913, đường Hùng Vương, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn) và đặt nơi đây làm văn phòng của Hội đồng họ Phạm tỉnh. Tại lễ giỗ, Hội đồng họ Phạm tỉnh tổ chức theo nghi thức cổ truyền Bình Định, sự có mặt và dâng hương của hàng trăm con cháu dòng họ và ngoài dòng họ đã góp phần long trọng của lễ giỗ.
Những công lao, sự đóng góp và cống hiến cho đất nước, cho dân tộc của Ngài Thượng thuỷ tổ được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận. Vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XI, kỳ họp thứ 11 (tháng 7/2015) đã ra Nghị quyết đặt tên Phạm Tu cho một tuyến đường thuộc thành phố Quy Nhơn. Đoạn từ Đường Điện Biên Phủ đến đường số 8, phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, lộ giới 18 mét, lòng đường 10 mét, vỉa hè hai bên 4 x 2 mét, chiều dài 207 mét. Đây là niềm tự hào của con cháu dòng họ Phạm tỉnh Bình Định và họ Phạm cả nước về công đức của Tổ tông họ Phạm Việt Nam muôn đời được ghi dấu.
- Về Khuyến học, khuyến tài ở các huyện, thị xã
Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được sự quan tâm của Hội đồng họ Phạm các cấp. Ngay từ tháng cuốc của năm học, Hội đồng họ Phạm tỉnh và các địa phương liên hệ trực tiếp với Sở Giáo dục – Đào tạo và Phòng Giáo dục các địa phương để chọn lựa các cháo con em trong dòng họ (kể cả các cháu co mẹ là họ Phạm) để xem xét khen thưởng và trao học bỗng khuyến học. Công tác này được duy trì thường xuyên và được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội. Hội đồng họ Phạm các huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Quy Nhơn duy trì công tác khuyến học, khuyến tài cho con cháu trong dòng họ thường xuyên và chu đáo. Hội đồng họ Phạm huyện Phù Mỹ, nhánh An Xuyên tổ chức tốt công tác này.
Phong trào khuyến học, khuyến tài ở xã Cát Tân, huyện Phù Cát cũng có phát triển khá toàn diện. Nhiều gia đình, dòng họ đã có những việc làm cụ thể, động viên, khuyến khích con cháu thi đua học tập, rèn luyện và đã có không ít người thành đạt. Trong đó, với tinh thần trọng học, hiếu học cao, dòng họ Phạm thôn Tân Hòa là một điển hình. Những quy ước được Hội đồng gia tộc đặt ra nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống của dòng họ như con cháu đến tuổi đi học đều phải được đến lớp; gia đình phải quan tâm chăm lo cho con cháu mình, từ việc học đến giáo dục đạo đức… Nhờ đó mà nhiều năm qua, trong họ tộc xuất hiện nhiều gia đình, cá nhân trở thành gương sáng khuyến học. Nhờ có nền tảng giáo dục khá tốt, hệ quả là trong tộc họ Phạm, nhiều năm qua cũng không có hộ sinh con thứ 3, không ai vi phạm pháp luật về an toàn giao thông và tệ nạn xã hội. 100% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học”, đạt tiêu chuẩn gia đình “Ông bà mẫu mực – trẻ em chăm ngoan”, trong đó có 85% đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học tiêu biểu”.
Đặc biệt, ông Phạm Hồng Cầu, Tổng Giám đốc Công ty cỗ phần xây dựng và kinh doanh nhà Đại Phúc (thành phố Hồ Chí Minh) thể hiện nguyện vọng của gia đình và cha, đã xây dựng “Quỹ học bỗng Phạm Văn Trình” (Phạm Văn Trình, nguyên Lãnh đạo trường Đại học Mỏ- Địa chất (Hà Nội), hàng năm gia đình ông đã gtài trợ cho Quỹ khuyến học cho họcv sinh nghèo vượt khó học giỏi của tỉnh và quê hương xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn với số tiền hàng trăm triệu đồng. Qua 6 lần trao tặng (đến năm 2015), gia đình ông đã tặng 794 triệu đồng vào quỹ này và trực tiếp trao cho các cháu học sinh.
- Tổ chức Mừng thọ
Từ năm 2013, Hội đồng họ Phạm tỉnh chủ trương tổ chức trao tặng Bằng Mừng thọ cho các cụ cao tuổi sống thọ từ 80 tuổi trở lên. Đồng thời, phân cấp cho việc trao tặng vật chất cho các cụ: 80 đến 89 tuổi cấp huyện, thị, thành phố tặng quà, từ 90 tuổi đến hơn 100 tuổi do Hội đồng họ Phạm tỉnh tặng quà. Những tấm Bằng Mừng thọ của Hội đồng họ Phạm tỉnh được trao tận tay các cụ cùng với món quà nhỏ thật sự có ý nghĩa, động viên các cụ sống thọ, sống thêm tuổi để dìu dắt con cháu gìn giữ gia phong, chăm lo tu tảo mồ mả tổ tiên ông bà. Nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi 01/10 hàng năm, Hội đồng họ Phạm nhiều địa phương đã phối hợp cùng Hội người cao tuổi và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, huyện tổ chức thăm, chúc thọ cho hàng trăm cụ ông, cụ bà ở địa bàn thị trấn sống thọ.
- Tổ chức thăm nom những trường hợp bị bệnh hiểm nghèo, tang quyến, hiếu hỷ
Trong những năm qua, Hội đồng họ Phạm tỉnh duy trì việc tổ chức thăm nom, trao tiền, tặng quà cho những trường hợp con cháu trong dòng họ bị bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại các bệnh viện đa khoa trong tỉnh. Tổ chức thăm, dâng hương cho những trường hợp con cháu trong dòng họ từ trần. Duy trì việc thăm, dự các tiệc hiếu hỷ con cháu trong họ.
- Về công tác Thông tin, tuyên truyền:
Trong những năm qua, Hội đồng họ Phạm đã phát hành 9 bản tin nội tộc, nhằm thông tin đến bà con trong dòng họ những hoạt động việc họ. Ngoài ra, các hoạt động của Hội đồng họ Phạm tỉnh cũng như Hội đồng họ Phạm các địa phương đều được thông tin kịp thời trên Website hophamVietnam.org và trang họ phạm miền Trung- Tây Nguyên. Một số địa phương đã cập nhật thông tin hoạt động việc họ của Bình Định để thông tin cho bà con trong tỉnh, thành phố mình biết như Hà Nội. Những hoạt động việc họ của tỉnh ta đã được thông tin rộng rãi, được nhiều nơi trong tỉnh, cả nước và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên, việc bao cấp về phát hành bản tin trong những năm qua, Hội đồng họ Phạm tỉnh không thể cáng đáng vì nguồn kinh phí gặp nhiều khó khăn. Để tiếp tục duy trì việc phát hành Bản tin nội tộc cần có sự hợp tác, cộng đồng và chia sẻ trách nhiệm của Hội đồng họ Phạm các địa phương trong tỉnh mới có thể duy trì được.
Một số thành viên Hội đồng họ Phạm ở cơ sở đã có nhiều cố gắng trong việc tham gia Câu lạc bộ Thơ đường dòng họ Phạm Việt Nam và sáng tác thơ, văn ca ngợi công đức sinh thành của các bậc tiền nhân họ Phạm, tuyên truyền về hoạt động nhằm hướng con cháu đến cái “chân, thiện, mỹ”, ghi nhận công lao đóng góp của Hội đồng họ Phạm các cấp trong việc chăm lo việc họ. Hội đồng họ Phạm các cấp còn tích cực trong việc tuyên truyền, vận động bà con trong dòng họ sống theo Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước, một số nơi đăng ký dòng họ không có người bị vi phạm pháp luật.
- Về Tài chính
Trong những năm qua, từ khi triển khai hoạt động việc họ toàn tỉnh đến nay việc họ có nhiều khởi sắc là nhờ có kinh phí, kinh phí đó phần lớn là sự đóng góp của các thành viên trong Hội đồng, cùng với sự hảo tâm đóng góp của các nhà tài trợ, các doanh nhân họ phạm và bà con có tinh thần nhiệt huyết với việc họ. Tuy nhiên, hoạt động kết nối dòng họ chưa tích cực nên việc gây quỹ gặp khó khăn; mặt khác, khi có quỹ, một số địa phương triển khai nhiều hoạt động việc họ như thăm viếng, chúc thọ, mừng thọ,.. nên nguồn kinh phí cạn kiệt. Nguồn quỹ của Hội đồng họ Phạm tỉnh đã khó khăn, của Hội đồng họ Phạm các địa phương càng khó khăn hơn.
- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VIỆC HỌ THỜI GIAN ĐẾN
- Tiếp tục củng cố các Hội đồng họ Phạm huyện, thị, thành phố và cơ sở. Trước mắt, xúc tiến việc chỉ đạo Hội đồng họ Phạm các huyện Hoài Ân, An Nhơn, Vĩnh Thạnh,.. tổ chức Đại hội thành lập; đồng thời đôn đốc Hội đồng họ Phạm cấp huyện chỉ đạo kết nối dòng họ để tiến tới đại hội thành lập khi có đủ các điều kiện về tổ chức, về vật chất.
- Duy trì việc tổ chức lễ giỗ Ngài Thượng thủy tổ Đô hồ Đại vương Phạm Tu theo nghi thức cổ truyền Bình Định: Tổ chức các nghi thức cúng tế, nghinh cử, dâng hương báo công, trao quỹ khuyến học khuyến tài, ghi danh công đức, khen thưởng thành tích hoạt động việc họ,…
- Động viên các Hội đồng gia tộc xây dựng tông đồ, lược đồ, phả đồ và gia phả để thực hiện tốt việc kết nối dòng họ, tìm về cội nguồn lịch sử của dòng tộc.
- Quan tâm đến việc vấn tổ tìm tông “Tìm hiểu về cội nguồn”, về các vị tiên tổ của dòng họ và tổ chức kết nối các dòng họ, chi họ cùng chung một vị thủy tổ tổ, để thực hiện các nghĩa cử tôn kính, đền ơn đáp nghĩa.
- Quan tâm đến việc tuyên truyền, động viên con cháu trong dòng họ Phạm phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; tôn trọng Pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước, phấn đấu xây dựng “Dòng tộc không có tội Phạm”, con cháu hiếu thảo, chăm ngoan, gia đình hạnh phúc, dòng tộc thịnh vượng. Tìm hiểu về cội nguồn, phát huy giá trị lịch sử và những cống hiến của ông bà, tổ tiên dòng họ Phạm về những cống hiến cho các hoạt động văn hoá, xã hội qua các thời kỳ lịch sử để giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu mai sau.
- Quan tâm giáo dục con cháu hiếu học, thành tài để cống hiến cho đất nước, cho quê hương.
- Đoàn kết đùm bọc, giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Phấn đấu con cháu dòng họ Phạm không còn người nghèo, không còn người thất học.
- Quan tâm đến việc tu bổ mồ mả ông bà tổ tiên. Chung tay xây dựng nhà bia “Thất cốt nhứt huyệt” (gồm 7 mộ chung huyệt) của Tổ tiên dòng họ Phạm được gia phả chép lại là di chuyển từ Hải Dương vào chôn cất trên địa bàn xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
- Chuẩn bị các điều kiện để tiến tới Đại hội lần thứ III Hội đồng họ Phạm tỉnh Bình Định (nhiệm kỳ 2016 – 2021).
- Xúc tiến các thủ tục pháp lý để tiến tới Trùng tu, tôn tạo Đền thờ Đô hồ Đại vương Phạm Tu tại xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (trên nền đất cũ của các bậc tiền nhân họ Phạm đã xây dựng và bảo vệ trước đây).
Chủ tịch HĐHP TỈNH BÌNH ĐỊNH
Phạm Đình Đôn