HƯỞNG ỨNG CHỦ TRƯƠNG XÃ HỘI HÓA CÁC NGUỒN LỰC,
QUỸ GIẢI THƯỞNG PHẠM THẬN DUẬT
ĐẦU TƯ CHÍNH CHO DỰ ÁN
“XÂY DỰNG, CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM THẬN DUẬT”
Năm nay là năm chẵn, 130 năm kỷ niệm ngày danh nhân Phạm Thận Duật hy sinh trên đường bị thực dân Pháp đưa lưu đày từ Côn Đảo đến đảo Tahiti vì sự nghiệp Cần vương cứu nước cuối thế kỷ XIX (29.11.1885 – 29.11.2015), Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật ngay từ đầu năm, đã đáp ứng nguyện vọng và ý tưởng của Đảng ủy và UBND xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Binh và của Ban Giám hiệu trường Tiểu học Phạm Thận Duật đề nghị Quỹ đứng ra làm nòng cốt cho việc đầu tư và vận động tài trợ nguồn vốn xã hội hóa để có kinh phí cải tạo và nâng cấp ngôi trường Tiểu học Phạm Thận Duật, ngôi trường mang tên danh nhân của quê hương Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình. Là một Quỹ của con cháu hậu duệ danh nhân, ngôi trường lại mang tên vị Tổ tiên của mình, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã đáp ứng yêu cầu đó và đã lập Dự án “Xây dựng, cải tạo và nâng cấp trường Tiểu học Phạm Thận Duật” với số kinh phí khoảng 5 tỷ đồng và dự án đã được duyệt.
Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề nói trên, về phần mình, Quỹ tự nguyện góp phần vốn chính. Số còn lại sẽ thực hiện bằng cách kêu gọi tài trợ. Nay xin gửi đến tất cả các quý vị gần xa, bà con địa phương, bà con trong dòng họ, các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ, Bức Thư Ngỏ sau:
THƯ NGỎ
VỀ VIỆC KÊU GỌI TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN
“XÂY DỰNG, CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM THẬN DUẬT”
Kính gửi:
Các nhà tài trợ, các nhà doanh nghiệp họ Phạm trong cả nước
Bà con xã Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình
Bà con con cháu họ Phạm của danh nhân Phạm Thận Duật
Bà con đồng hương Yên Mạc sinh sống tại Hà Nội và các miền trong, ngoài nước
Các tiến sĩ trong Câu lạc bộ Tiến sĩ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật
Các nhà hảo tâm gần xa.
Trường Tiểu học Phạm Thận Duật xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình được thành lập từ năm 1953 mang tên Trường Tiểu học xã Yên Mạc. Cuối năm 1999, Trường được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình cho đổi tên thành trường Tiểu học Phạm Thận Duật. Trường được vịnh dự mang tên vị danh nhân quê thôn Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình, một nhà yêu nước, nhà văn hóa, người góp phần khởi động phong trào Cần vương cứu nước chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX. Đó là niềm tự hào của nhân dân và học sinh trong xã. Tuy nhiên, qua gần nửa thế kỷ, cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của cán bộ giáo viên và học sinh của trường. Theo đánh giá của chính quyền xã và huyện, cơ sở vật chất của trường Tiều học Phạm Thận Duật hiện nay đã xuống cấp tệ hại nhất so với tất cả các trường trong địa bàn huyện Yên Mô và tỉnh Ninh Bình. Hiện chỉ còn 12 lớp học của 1 nhà 2 tầng được xây dựng kiên cố từ nhiều năm trước là có thể sử dụng được an toàn, còn ngôi nhà Hiệu bộ chật hẹp một tầng đã bị lún nứt và một dãy nhà lớp học một tầng cấp 4 cũng đã hư hại nhiều do tường nứt nẻ, nền bong sụt, mái bị thủng nhiều khó khăn trong việc học tập của học sinh.
Ngày 29.1.2015, nhân chuyến hành hương về thăm quê, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật cùng với Đoàn Tiến sĩ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật đến thăm trường. Nhân dịp này, Đảng ủy và UBND xã Yên Mạc cùng Ban Giám hiệu trường đã tổ chức cuộc gặp mặt. Trong cuộc gặp mặt, Đảng ủy, UBND xã và Ban Giám hiệu trường Tiểu học có trình bày tình trạng cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, ảnh hưởng đến nỗ lực phấn đấu của nhà trường để đạt là trường điểm trong ngành giáo dục của tỉnh và huyện nhà. Nhưng khó khăn của chính quyền là không có và không xin được kinh phí để xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất của trường từ nhiều năm nay. Do vậy, Đảng ủy, UBND xã và Ban Giám hiệu có ý tưởng xã hội hóa việc đầu tư xây dựng cải tạo trường bằng nguồn vốn huy động của các nhà tài trợ và của con cháu hậu duệ danh nhân cùng bà con trong xã và của các nhà hảo tâm quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của con em quê nhà. Tại cuộc họp, Đảng ủy, UBND xã và Ban Giám hiệu đề nghị Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đứng ra làm nòng cốt đóng góp vốn của Quỹ và tổ chức vận động các nhà tài trợ, bà con cùng các nhà hảo tâm đóng góp cho dự án “Xây dựng, cải tạo và nâng cấp trường Tiểu học Phạm Thận Duật” bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Là một quỹ mang tên cụ Tổ của mình, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật từ 15 năm nay đã hoạt động với 3 chương trình lớn của mình là Chương trình trao Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật dành cho các tiến sĩ sử học có luận án tiến sĩ xuất sắc nhất trong cả nước do Quỹ tài trợ toàn bộ và do phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hàng năm. Ngoài ra Quỹ còn thực hiện 2 chương trình khác từ nhiều năm nay là Chương trình trao Giải thưởng khuyến học Phạm Thận Duật và học bổng Phạm Thận Duật cho các em học sinh các trường THPT, THCS, Tiểu học và Chương trình xã hội-từ thiện trên khắp các tỉnh từ miền núi phía Bắc đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Trước tình hình ngôi trường mang tên danh nhân là tổ tiên của mình xuống cấp một cách nghiêm trọng, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã tự nhận lấy trách nhiệm khó khăn do UBND xã và Ban Giám hiệu trường đề nghị.
Một dự án “Xây dựng, cải tạo và nâng cấp trường Tiều học Phạm Thận Duật” đã được Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật soạn thảo và đã được Đảng ủy, UBND xã Yên Mạc và Ban Giám hiệu trường Tiều học Phạm Thận Duật nhất trí tán thành và đã trình lên cấp trên với số vốn đầu tư cho cả 3 giai đoạn là 4,8 tỷ đồng (trong điều kiện tự tổ chức thi công lấy). Trong giai đoạn 1 xây dựng Nhà hiệu bộ 2 tầng với 8 phòng làm việc và các phòng chức năng với số vốn đầu tư khoảng 2 tỷ đồng.
Do nguồn vốn kinh phí xây dựng lớn, Quỹ không thể tự mình lo toàn bộ vì còn phải thực hiện thường xuyên hàng năm các chương trình khác của Quỹ, nên Quỹ chỉ có thể đóng góp phần lớn kinh phí cho từng giai đoạn. Số còn lại Quỹ tổ chức vận động kêu gọi bà con trong xã, bà con trong họ Phạm, các nhà hảo tâm, các nhà doanh nghiệp đóng góp tài trợ cho nguồn kinh phí còn lại.
Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật xây dựng Phương án tổ chức kêu gọi tài trợ vào dịp tổ chức các lễ dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 130 năm Ngày danh nhân Phạm Thận Duật hy sinh trên đường lưu đày từ Côn Đảo đến đảo Tahiti vì sự nghiệp Cần Vương cuối thế kỷ XIX. (sẽ tổ chức vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12.2015). Quỹ chúng tôi hy vọng được sự ủng hộ và đóng góp của bà con trong xã, của con cháu hậu duệ cụ Phạm Thận Duật, của bà con đồng hương Yên Mạc ở các nơi và ở Hả Nội, của các nhà doanh nghiệp họ Phạm trong cả nước thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng Toàn quốc họ Phạm Việt Nam và của các nhà hảo tâm khác quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp tôn vinh danh nhân của đất nước.
Bằng bức Thư Ngỏ này, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật hy vọng các quý vị, các nhà tài trợ tùy tâm đóng góp kẻ ít người nhiều, tùy theo điều kiện của từng người, từng gia đình, từng đơn vị, tổ chức, từng doanh nghiệp.
Nhằm tri ân sự tài trợ của quý vị, Quỹ xin kính tặng các BẰNG TRI ÂN NHÀ TÀI TRỢ cùng quà lưu niệm theo các mức như sau:
Trao tặng:
BẰNG TRI ÂN NHÀ TÀI TRỢ KIM CƯƠNG đối với các cá nhân và tổ chức đóng góp trên 300 triệu đồng.
BẰNG TRI ÂN NHÀ TÀI TRỢ VÀNG đối với các cá nhân và tổ chức đóng góp từ 200 triệu đồng đến 299 triệu đồng.
BẰNG TRI ÂN NHÀ TÀI TRỢ BẠC đối với các cá nhân và tổ chức đóng góp từ 100 triệu đồng đến 199 triệu đồng
BẰNG TRI ÂN NHÀ TẠI TRỢ ĐỒNG đối với các cá nhân và tổ chức đóng góp từ 10 triệu đồng đến 99 triệu đồng.
BẰNG TRI ÂN đối với các cá nhân và tổ chức đóng góp dưới 10 triệu đồng trở xuống.
Dự án này sẽ thực hiện việc ghi danh các Nhà tài trợ Kim cương, Vàng, Bạc, Đồng trên BẢNG VÀNG CÁC NHÀ TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN “XÂY DỰNG, CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM THẬN DUẬT”, khắc trên bảng lưu niệm bằng đồng, đặt ở Phòng Truyền thống của Nhà Trường. Dự án sẽ mời các nhà tài trợ làm khách danh dự tham dự các buổi lễ khởi công, lễ khánh thành công trình, và tùy từng điều kiện tham gia giám sát sự quản lý trong quá trình thi công công trình do Ban Quản lý xây dựng dự án thực hiện.
Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật kính mong được đón nhận sự tài trợ của tất cả quý vị để có đủ kinh phí thực hiện Dự án “Xây dựng, cải tạo và nâng cấp trường Tiểu học Phạm Thận Duật”, ngôi trường mang tên danh nhân của đất nước trên quê hương Yên Mạc của danh nhân.
Thành tâm kính chúc tất cả quý vị an khang và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
Mọi sự tài trợ xin gửi về:
1. DỰ ÁN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM THẬN DUẬT
Chủ tài khoản : Phạm Đình Nhân
Số tài khoản : 104010000003379
Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB) – Chi nhánh Sở giao dịch
Hoặc:
2. DỰ ÁN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM THẬN DUẬT
Chủ tài khoản : Phạm Đình Nhân
Số tài khoản: 1005226451
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm.
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2015
TM. HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH QUỸ GIẢI THƯỞNG
PHẠM THẬN DUẬT
Mọi liên hệ xin gửi qua: Chủ tịch danh dự
Email: [email protected]
ĐT: 0915091932-0987552467
PHẠM ĐÌNH NHÂN
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ GIẢI THƯỞNG PHẠM THẬN DUẬT
TỪ KHI THÀNH LÂP ĐẾN NAY
Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật trước đây là Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật được thành lập từ ngày 15 tháng 8 năm 2000 nhân kỷ niệm lần thứ 115 năm ngày mất danh nhân Phạm Thận Duật (29.11.1885 – 29.11.2000). Quỹ ra đời với tôn chỉ và mục đích nhằm góp phần động viên, khuyến khích các tài năng sử học, vinh danh các tiến sĩ sử học xuất sắc, góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành khoa học lịch sử ở nước ta. Đồng thời góp phần vào sự nghiệp khuyến học khuyến tài bằng cách trao học bổng và giải thưởng khuyến học cho các em học sinh nghèo vượt khó, các học sinh giỏi qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc tế, cấp quốc gia, cấp tỉnh. Tôn chỉ và mục đích của Quỹ cũng nhằm xoa dịu một phần nỗi đau những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật và tật nguyền bằng các chương trình từ thiện xã hội. Vì Quỹ do hậu duệ của danh nhân lập ra nên cũng không ngoài mục đích nhằm tôn vinh danh nhân, một nhà sử học chân chính của thế kỷ thứ XIX, Cơ mật viện đại thần, Hiệp biện Đại học sĩ, Phó Tổng tài Quốc sử quán Phạm Thận Duật.
Quỹ mang tên danh nhân Phạm Thận Duật, một nhân vật lịch sử cuối thế kỷ thứ XIX., người quê Yên Mô thượng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông là vị quan đại thần triều Tự Đức. Từng làm quan 20 năm ở Bắc Ninh, từ quan đầu huyện đến quan đầu tỉnh, Tuần phủ Hà Nội, Hộ lý Tổng đốc Bắc Ninh-Thái Nguyên, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Hộ, Cơ mật viện đại thần. Ông là một nhà chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục và sử học. Ông đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị và là người tổng duyệt cuốn lịch sử đồ sộ của triều Nguyễn, cuốn Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục. Năm 1885, Pháp đánh chiếm kinh thành Huế, là một nhân vật chủ chiến, ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị kêu gọi kháng chiến, thảo chiếu Cần Vương. Lĩnh chức Khâm sai đại thần ra Bắc để chiêu tập nghĩa sĩ Cần vương, ông bị Pháp bắt đưa đi tù ở Côn Đảo. Ngày 29.11.1885 trên đường từ Côn Đảo đi an trí tại đảo Tahiti, ông đã hy sinh trên tàu, nấm mồ của ông là biển cả.
Năm 2000, Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật (tiền thân của Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật ngày nay) được hậu duệ danh nhân Phạm Thận Duật thành lập với những tôn chỉ và mục đích đã nêu trên và với ý nghĩa tôn vinh một danh nhân, một nhân vật lịch sử của đất nước. Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật là một quỹ tồn tại lâu dài và nhiều đời. Quỹ hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ. Ngay từ khi thành lập, Quỹ đã có văn bản đề nghị Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ban hành Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật dành trao cho các tiến sĩ sử học có luận án xuất sắc nhất trong cả nước do Quỹ đảm nhiệm tài trợ toàn bộ. Người sáng lập Quỹ là Ks Phạm Đình Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Unesco Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cháu 5 đời danh nhân Phạm Thận Duật. Nguồn tài chính của Quỹ chủ yếu là nguồn vốn tự có của gia đình.
Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật hoạt động trên 3 chương trình chính:
1.Chương trình trao Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật cho các tiến sĩ sử học có luận án xuất sắc nhất trong cả nước.
2.Chương trình trao các Giải thưởng khuyến học và học bổng cho các học sinh trung học và tiểu học.
3.Chương trình hoạt động xã hội-từ thiện
Mười lăm năm qua, thực hiện Chương trình trao Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật hàng năm tổ chức Hội đồng Xét thưởng để tuyển chọn và xếp hạng các giải thưởng. Qua 15 năm, với 15 lần trao giải, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã tài trợ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật cho 79 tiến sĩ sử học gồm 6 giải nhất, 34 giải nhì và 39 giải ba trong đó có 2 tiến sĩ sử học người nước ngoài. Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật đã trở thành một giải chính thức duy nhất, danh giá và có uy tin của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam giành cho các luận án tiến sĩ sử học và các công trình nghiên cứu lịch sử.
Cũng trong thời gian 15 năm vừa qua, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã dần dần mở rộng hoạt động sang lĩnh vực hoạt động thứ hai là lĩnh vực khuyến học, khuyến tài nằm trong Chương trình Giải thưởng khuyến học Phạm Thận Duật và Học bổng Phạm Thận Duật. Với chương trình này, Quỹ đã trao những giải thưởng cho các học sinh các trường THPT, THCS và Tiểu học đạt danh hiệu học sinh giỏi các kỳ thi Olympic Quốc tế, cấp Quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện và trao nhiều học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó.
Một lĩnh vực hoạt động khác cũng được Quỹ quan tâm phát triển. Đó là những hoạt động nằm trong Chương trình từ thiện xã hội. Ngay từ năm 2000 cho đến nay, Quỹ đã tổ chức trên 80 chương trình khác nhau trong lĩnh vực này như Chương trình tài trợ cho việc nuôi dưỡng trẻ em nghèo khuyết tật, người mù, người nghèo cô đơn, học sinh nghèo dân tộc thiểu số, nạn nhân chất độc da cam, xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo, tổ chức và tham gia tài trợ cho những chuyến đi cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt. Quỹ cũng đã tổ chức và tham gia tài trợ cho chương trình khám mắt và mổ mắt thay thủy tinh thể; tổ chức và góp phần tài trợ cho các Chương trình khám bệnh, phát thuốc, tặng quà cho đồng bào nghèo và gia đình chính sách ở một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế; v.v… Đặc biệt, từ năm 2007, Quỹ cũng đã tham gia tài trợ cho Chương trình Khám bệnh, phát thuốc, phát quà, chữa răng, mổ mắt cho 5.000 đồng bào nghèo của Hội Từ thiện Minh Đức, mỗi năm 2 lần tại các tỉnh từ miền Nam ra miền Bắc như Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hưng Yên, Yên Bái, Hà Nam, Ninh Bình v.v…
Với những thành tích trên, Quỹ đã nhận được nhiều phần thưởng xứng đáng là các kỷ niệm chương, nhiều bằng khen của các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể trong nước.
Làm được những công việc kể trên, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật chân thành cảm ơn chính quyền các cấp, cảm ơn Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, các tổ chức, các nhà trường, các đơn vị, các nhà hảo tâm cùng các y bác sĩ đã tận tình giúp đỡ Quỹ hoàn thành nhiệm vụ.
Hà Nội, ngày 15.08.2015
QŨY GIẢI THƯỞNG PHẠM THẬN DUẬT
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ GIẢI THƯỞNG PHẠM THẬN DUẬT
1. Chương trình trao Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật
Các Gs Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm và Gs Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLSVN trao giải
Ks Phạm Đình Nhân cùng các Tiến sĩ được giải
Ks Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ GTPTD trao giải NSH Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội KHLSVN
trao giải
Nhà báo Trịnh Thị Liên, Phó Chủ tịch Quỹ trao giải Lễ trao giải cho các thạc sĩ ở trường ĐHKHXH&NV
2. Chương trình trao Giải thưởng khuyến học và học bổng
Lễ trao tặng sách và vở học sinh cho các trường qua Trao giải cho học sinh trường Tiểu học Phạm Thận Duật
Quỹ Tấm Lòng Vàng Báo Lao Động
Lễ trao giải cho các học sinh 3 trường THPT Lễ trao học bổng cho học sinh 3 trường THPT
Yên Mô A, Yên Mô B và Tạ Uyên ở huyện Yên Mô Yên Mô A, Yên Mô B và Tạ Uyên ở huyện Yên Mô
3. Chương trình xã hội-từ thiện:
Chương trình khám bệnh phát thuốc tặng quà cho đồng bào nghèo ở Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình
Chương trình tặng quà cho trẻ em tàn tật Chương trình tặng quà cho người mù ở huyện
ở Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chương trình tặng quà và bò giống cho nạn nhân chất độc da cam huyện Yên Dũng, Bắc Giang
Tặng quà tại trại phong Tuần Giáo, Điện Biên Chương trình tặng 200 bộ kím mắt, xe lắc tay và
xe lăn cho đồng bào nghèo ở Hà Nam
Tặng mắt kính cho đồng bào nghẻo ở Yên Bái Tặng chăn nỉ cho học sinh nghèo ở Tủa Chùa, Điện Biên
Trao tặng quà cho đồng bào nghèo xã Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình .
Chương trình khám bệnh tặng quà ở huyện Ba Tri, Bến Tre tháng 8.2013