Trang chủNGƯỜI HỌ PHẠMTỪ DỤ THÁI HẬU-Chương 2

TỪ DỤ THÁI HẬU-Chương 2

Chương 2

Người nữ tỳ

 

Hôm ấy, trong Bếp hoàng cung, nô tỳ là Hạnh Thảo đang lúi húi ngâm nếp, đãi đậu, chuẩn bị sáng mai nấu món xôi ngũ sắc dâng vua. Chung quanh cô, mười chín nô tỳ khác đang làm việc, không ai nói với ai một lời. Theo lệ thường, từ sau giờ Tuất, tất cả thái giám, cung nữ, cấm binh đều phải tuyệt đối im hơi nín tiếng.

Vì vậy, Hạnh Thảo giật mình nghe tiếng gọi khẽ của bác Quản Kim, đội trưởng:

  • Hạnh Thảo, hoàng hậu truyền gọi

Hạnh Thảo tưởng mình nghe lầm, buông cái rá đầy nếp thơm La Khê, khiến nó chìm xuống trong chậu đồng to đầy nước. Cô định cúi xuống vớt lại, thì bác Quản đã giục:

  • Cứ để đó, nhanh lên, người trên đang chờ.

“Người trên” đây là cung nữ Hà Nhi, thị nữ thân tín của hoàng hậu. Hạnh Thảo vừa đi vừa quơ tay cài lại khuy áo dài, vuốt lại hai vạt áo mà mỗi khi làm bếp cô vẫn giắt vào lưng quần cho gọn. Tim đập loạn xạ, cô đánh bạo hỏi:

  • Chị ơi, hoàng hậu gọi em có việc chi rứa?

Hà Nhi, quê ở phủ Thanh Hoa, theo hầu hoàng hậu từ khi còn nhỏ, nay cũng đã cứng tuổi rồi nhưng theo quy định trong cung vẫn chỉ được gọi bằng chị.

  • Ta đâu dám bép xép, đắc tội với bề trên! – Hà Nhi vừa bước nhanh vừa lắc

 

đầu.

Hạnh Thảo càng thêm hoang mang… Chợt Hà Nhi quay lại, hỏi nhỏ:

– Có phải cô chính là người làm món bánh gai hôm qua, trong tiệc mừng sinh

 

nhật Tam phi?

Hạnh Thảo ngớ ra một lúc mới nhớ. Hôm kia, bác Quản Kim, đội trưởng đội Thượng thiện đã gọi cô, bảo là hoàng hậu sai làm tiệc sinh nhật cho Tam phi Ngọc Bình. Tam phi là người được hoàng thượng sủng ái, tiệc này hoàng thượng đích thân làm chủ yến nên bề trên đã dặn phải làm thật đặc biệt.

Hạnh Thảo mới vào làm nô trong Ngự trù được hơn nửa năm, ban đầu cũng chỉ được bác Quản Kim giao cho việc rửa rau, xách nước lặt vặt thông thường. Dần dần bác phát hiện ra: không biết do trời phú hay do học của ai, người nô tỳ này có tài nấu nướng khác người, món gì quý lạ đến đâu cũng biết. Trong khi đó, bác Quản Kim xuất thân là hỏa đầu quân trong đội giáp binh hộ vệ nhà vua. Thắng trận về kinh

 

đô, các quan cứ tính theo công trạng thời chiến mà phong chức tước. Bác Quản được sung làm đội trưởng đội Thượng thiện, hàm Tòng thất phẩm. Tuy sở trường nấu nướng, nhưng bác cũng chỉ biết đồ ăn trong quân ngũ. Mỗi lần có tiệc tùng bác xoay xở rất vất vả, bởi vậy nay có Hạnh Thảo, bác mừng như bắt được vàng.

Nhớ lại bữa tiệc hôm qua, Hạnh Thảo hỏi, giọng run run:

  • Chị ơi… Bánh gai em làm có sao không?

Hà Nhi không đáp, chỉ rảo bước nhanh hơn, dẫn Hạnh Thảo vào một hành lang nhỏ, chỉ cho cô một dãy ghế gỗ:

  • Hoàng hậu đang còn tụng kinh. Cô ngồi đây, một chút nữa tôi sẽ ra gọi. Ánh đèn lồng trên vách tỏa xuống gương mặt lo âu của cô bé nô tỳ tội nghiệp.

Thấy vậy, Hà Nhi thương tình vỗ vai:

  • Em đừng sợ, hoàng hậu rất nhân từ. Chút nữa lệnh bà hỏi gì, em cứ bình tĩnh mà thưa.

Hạnh Thảo hơi đỡ lo, khẽ gật đầu nhìn Hà Nhi với ánh mắt biết ơn.

Trong cung Khôn Thái, hoàng hậu Tống Thị Lan vừa tụng xong ba thời kinh Phổ Môn. Rời chiếc chiếu hoa, bà đứng dậy. Hoàng hậu năm nay đã ngoài năm mươi, đầu gối bắt đầu đau nhức nên bà không khỏi loạng choạng, hai thị nữ ứng hầu phải vội chạy đến nâng hai bên.

  • Tâu hoàng hậu, người nô tỳ ở đội Thượng thiện đã đến hầu. Hoàng hậu khẽ gật đầu:
  • Hãy để ta an tĩnh một lát.

Bà ngồi xuống tràng kỷ, dựa lưng vào chiếc gối thêu, đưa mắt nhìn lên vách. Nơi đó có treo bức vẽ, trong hình là một cậu bé khôi ngô tuấn tú, đầu đội khăn vấn thắt hoa, mình mặc sắc phục đỏ. Đó là hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh khi còn nhỏ. Đã nhiều năm rồi, đêm nào hoàng hậu cũng nhìn bức tranh này, để sống lại những ngày xa xưa…

Năm bà mười hai tuổi, kinh thành Phú Xuân của chúa Nguyễn bị quân Trịnh từ ngoài Bắc vào chiếm đóng. Cô tiểu thư Tống Thị Lan phải theo cha chạy vào miền Nam, bắt đầu cuộc đời gian nan của những triều thần chạy loạn. Bốn năm sau, có người đưa lễ vật đến xin cưới, người đó lại chính là hoàng tôn Nguyễn Phúc Ánh vừa mới xưng vương. Nguyễn vương Phúc Ánh khi ấy còn rất nghèo, cơ nghiệp của chúa Nguyễn đã mất hết phải gây dựng lại từ hai bàn tay trắng. Nàng dâu trẻ phải theo chồng nay đây mai đó trong xứ phương Nam đầy bưng biền lầy lội. Hoàng tử Cảnh, đứa con đầu lòng của hoàng hậu ra đời trong những ngày tháng long đong mà vô cùng hạnh phúc ấy.

 

Hoàng tử Cảnh… Đứa con thân thương giờ đây đã thành tro bụi, chỉ còn lại linh hồn trong di ảnh. Mỗi đêm, sau thời kinh tối, lúc nào hoàng hậu cũng dành thời gian lặng ngắm bức tranh này.

Một hồi lâu sau, hoàng hậu mới dời mắt, vẫy tay, hai thị nữ chầu hầu đồng loạt lui ra. Ngoài cửa, Hà Nhi vén màn, ra hiệu cho Hạnh Thảo tiến vào, quỳ lạy.

Hoàng hậu nhìn chăm chú người nữ tỳ trẻ tuổi. Khuôn mặt thiếu nữ hiền hậu, đoan trang. Ánh mắt e dè, phảng phất buồn. Người nữ nô này, thân phận thấp hèn, công việc lam lũ, sao lại có dáng dấp thanh mảnh như thế này.

  • Các món ăn trong tiệc hôm qua, có phải chính tay con làm không? – Hoàng hậu hỏi.
  • Dạ tâu lệnh bà, chính
  • Ta gọi con đến đây là để ban Lâu nay mỗi bữa hoàng thượng chỉ dùng chút ít ngự thiện, mà rất ít khi vừa miệng. Tiệc hôm qua thật đặc biệt, ngài rất vui lòng.

Hạnh Thảo như trút được một gánh nặng. Đôi mắt vốn u buồn chợt sáng lên, rạng rỡ:

  • Con xin tạ ơn lệnh bà. Hoàng hậu gật đầu:
  • Ta muốn con ở lại cung Khôn Thái, làm đầu bếp riêng cho
  • Ô, tâu…

Hạnh Thảo ngạc nhiên, chới với. Từ lúc vào cung, cô chỉ biết một góc Ngự trù, gian nhà ngói rộng thênh ám khói. Bây giờ mình sẽ vào ở trong tòa điện cao quý này ư?

Nhưng ở Ngự trù hay ở cung vàng điện ngọc, phận nô tỳ liệu có khác gì không? Cô ngẩn người ra, còn đang suy nghĩ thì Hà Nhi đã nhắc:

  • Còn băn khoăn gì nữa, mau tạ ơn hoàng hậu đi! Như cái máy, Hạnh Thảo dập đầu tạ ơn.
  • Hạnh Thảo, từ nay, con đã là người của ta. – Hoàng hậu nói. – Ta tụng kinh niệm Phật, thanh đạm quen rồi. Nhưng lâu lâu hoàng đế ngự đến, ngài cần phải được chăm sóc đặc biệt. Ta muốn con sẽ làm cho cung Khôn Thái những món ngon như hôm

Hạnh Thảo bây giờ đã tỉnh hồn, cô hiểu rằng được vào làm đầu bếp riêng cho hoàng hậu là một vinh dự. “Tâu vâng, con xin hết lòng vì hoàng hậu”. Chợt nhớ lúc nãy Hà Nhi hỏi về món bánh gai, cô đánh bạo hỏi:

  • Tâu hoàng hậu, món bánh gai con làm hôm qua, lệnh bà có vừa ý không ạ? Vừa nghe, hoàng hậu bỗng đổi ngay sắc mặt, nín lặng một giây rồi nhíu mày:

 

  • Món bánh gai rất ngon, nhưng con chớ nên làm, nhất là khi có hoàng đế ngự tới. Hãy nhớ lời ”

Hạnh Thảo ngẩn người. Cô không dám hỏi tại sao, vì hoàng hậu đã ra hiệu cho lui.

Còn lại một mình, hoàng hậu vịn vai thị nữ, chậm rãi bước về nội tẩm. Chỗ hoàng hậu ngủ trang hoàng rất nhã đạm, màn trướng đều một màu lam, màu của chiếc áo tràng bà thường mặc khi tụng kinh niệm Phật.

Đã lâu lắm rồi, hoàng đế Gia Long không còn ngự qua đêm ở cung Khôn Thái

nữa.

Ngài chỉ đến thăm hoàng hậu một tháng đôi lần. Những bữa ăn chung giữa

hai vợ chồng vương giả càng lúc càng ngắn lại. Nhà vua đã lớn tuổi, ăn uống khó khăn và kén chọn, không còn như thời lưu lạc ở phương Nam, thuở hai vợ chồng trẻ còn chia nhau chén cơm với món tôm chua trộn quế. Hoàng hậu đặt lưng xuống nệm, bất giác mỉm cười hạnh phúc khi nhớ lại ngày hôm qua, lâu lắm rồi, bà mới thấy người chồng thương yêu của bà ngon miệng như thế, sảng khoái như thế…

Trong khi đó, Hạnh Thảo đang đi qua hành lang sáng mờ, lầm lũi bước ra khỏi cung. Lòng băn khoăn về số phận của món bánh gai, cô thầm nghĩ: chuyện gì trong cung đình cũng thật là khó hiểu.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments