Họ Phạm ở Linh Kệt, Diễn châu ngày nay, tính đến năm 2023, có rất nhiều chi phái ở rải rác nhiều vùng, chưa ai có điều kiện thống kê tổng hợp, nhưng theo một số gia phả của các chi, thì ông Tổ của Họ có dòng dõi văn nho, sinh ra vào cuối thời Trần đầu thời Lê, đang được thờ cúng từ xa xưa tại nhà thờ Đại Tôn ở Linh Kiệt, xã Diễn Phú, ngày giỗ Tổ Họ là 21 tháng giêng. Gia phả gốc đầu tiên được ghi chép từ thời Hoàng triều Hồng Đức năm thứ 7 (1476) cho đến năm Cảnh Trị thứ 7 (1669) . Đến năm Bính Tuất (1706) bị ngập nước biển do sóng thần làm mục nát, nên đến năm Vĩnh Thịnh thứ 12 (1716) cụ Phạm Nhân Hiếu đời thứ 11 (1647 – 1722) sao chép lại. Các đời nối tiếp tách thành nhiều chi nhánh đã ghi chép gia phả riêng, tiếp liền mạch cho đến nay là 22 đời. Chi họ Phạm của tôi ở làng Thịnh Mỹ xã Diễn Thịnh (xưa gọi là làng Long, rồi đổi thành Long khánh, Thịnh khánh (1802) Thịnh mỹ (1885) – tổng Cao xá – huyện Đông Thành ( gồm Yên Thành và Diễn châu). Đây là một trong 7 chi tách ra ở đời 12.
Cụ Tổ đời thứ nhất là Phạm Thập, sống ở khu nhà Thấp ( Hạ Xá ???) vùng Đào Hoa ( Diễn Hoa ngày nay ? ) . Đến đời thứ ba – cụ Phạm Khả (1405 ) – sau khi theo khởi nghĩa Lê Lợi trở về (khoảng 1430) thì quê cũ tan hoang, người thân thất lạc và nhận thấy vùng quê cũ ngập lụt, đi lại cách trở sông Hồng (???), nên chọn vể cư trú tại Phong KIệt – Linh kiệt (làng Tuấn = Tuấn Kiệt , tổng Cao xá (xã Diễn phú ngày nay).
Về nguồn gốc thủy tổ thì gia phả chỉ ghi là từ “thời Trần & Lê với dòng dõi văn nho” ; tuy nhiên có ghi chú là đời thứ nhất có Tổ Bà “Cao, Cao, Cao Thỷ Tổ là Cụ Cao thị Bến” và nói rõ “gia phả không ghi chép người bố là ai”. Ghi chú này khêu gợi sự tò mò cho con cháu, muốn tìm hiểu cụ Thủy tổ của dòng họ là ai ?
Theo thông lệ, phong tục tập quán xưa của người Việt là luôn tránh, kiêng gọi tên của các bà vợ, mà chỉ gọi theo tên chồng hoặc tên người con đầu, và trong gia phả thì chỉ ghi danh tên họ các bà và vị thứ con thứ hay con trưởng. Nếu gọi tên thật của người vợ là gọi “tên tục” hay tên “cúng cơm” tức là một sự xỉ nhục nặng nề. Trong trường hợp nêu tên cụ bà “Cao, Cao, Cao Thủy Tổ Cao thị Bến” phải là trường hợp có vấn đề đặc biệt về người chồng của cụ bà, mà gia phả không nên hoặc không dám nêu tên . Các trường hợp đó có thể như sau :
1/ Không biết người cha: là con hoang hay bị mẹ bỏ rơi….
2/ Người cha có nhân thân xấu cần dấu diếm hoặc tội phạm chu di tam tộc…..
3/ Người cha có vị thế cao trong xã hội mà có con ngoài giá thú, cần dấu đi để tránh tai tiếng, ảnh hưởng đến vị thế xã hội.
Vì gia phả ghi là “dòng dõi văn nho”,cho nên chúng tôi tìm hiểu theo trường hợp thứ ba là người cha có vị thế trong xã hội.
Theo định hướng đó, chúng tôi tìm thấy hai thông tin quan trọng :
- Trong tập san “Tư liệu dòng họ Phạm” tập 2 xuất bản 10.1998 của “Ban liên lạc họ Phạm “ (Hà Nội), tại trang 202 , trong phần viết về đời thứ 24: Thượng thủy tổ Phạm Tu (476 – 545) – là Cao triệu tổ Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) có nói : “Lúc Cụ mất có thê thiếp 2 người, con trai con gái 6 người (có thể còn một con trai nữa ở lại quê người thiếp, tức vùng Hoan Diễn – Diễn châu, Nghệ an ngày nay, và là thủy tổ của các chi họ Phạm, hậu duệ Phạm Điện soái ở vùng này )” Có bản gốc tư liệu kèm theo
- Trong tập “ Tư liệu về Điện soái Phạm ngũ Lão” có phần “ Phạm đại vương ngọc phả” và “ Phạm điện soái tôn thần sự tích” của ban liên lạc họ Phạm Việt nam xuất bản 12-2000 có cung cấp bản chụp chữ Hán, bản phiên âm và bản dịch nghĩa, được phôtô copy từ bản gốc trong thư viện Hán nôm – ký hiệu A.706. Ở trang 59 đến trang 61 có ghi chép rõ Phạm ngũ Lão có 3 lần cầm quân đi đánh tượng binh Ai lao ở miền tây Nghệ an (1290 và (1297) kể cả lần giải cứu vua Trần Anh Tông (1294) và không kể lần đánh ở vùng Đà giang Tây bắc (1301) . Ở phần “Tôn thần sự tích” trang 87 đến trang 89 , không nói rõ năm nào, nhưng có ghi nguyên văn như sau “Hồi thi, Công quá Hát giang@1, kiến nhất ngư ông nữ đại duyệt, nghinh quy gia chi vị thứ phòng, thậm ái đối chi” Như vậy rõ ràng Thượng công sau chiến thắng trên đường trở về có ăn nằm với một người gái đẹp là con gái ngư ông ở một bến đò sông Hát@1 (??? tại Nghệ an ). Văn thư có nói là Thượng công rất yêu quý và lấy về làm vợ ??? (làm “ thứ phòng” là vợ lẽ hay làm thê thiếp ???)
Trong phần đoạn nói về tang lễ Thượng công, văn thư nói rõ là có bà vợ cả là quận chúa An Nguyên và người vợ lẽ cùng 6 người con trai và gái. Sử sách có ghi chép rõ người vợ lẽ của Phạm ngũ Lão là Lương Thái Tần có 4 con trai và 1 con gái – sau khi mất năm 1358 bà được phong là Thủy Tinh công chúa – một nữ tướng tài ba, quê vùng Kiện khê, Thanh Liêm, Hà nam . Hiện vẫn còn đền thờ “Đệ nhị phu nhân Thủy Tinh công chúa” từ thời Hậu Lê, nay gọi là đền Bản Tỉnh hay đền Cột Cờ thuộc phường ngô Quyền, Nam Định (theo baophapluat.vn ngày 7/10/2017).
Theo tôi hiểu thì đó là 2 bà vợ chính thất với các người con của họ. Còn các bà thê thiếp và các con khác nếu có sẽ không được nhắc đến, thậm chí có thể không được dự tang lễ. Sở dĩ tôi nhận định như vậy , là vì các quy chế hôn thú thời Trần rất khắt khe, quy định người họ Trần chỉ được kết hôn với người trong nội tộc Bằng chứng là chính quận chúa An Nguyên con Trần Quốc Tuấn phải đổi thành con nuôi (không phải họ Trần, để được lấy Phạm Ngũ Lão – người khác họ Trần) .Vậy ngược lại chắc chắn người dân thường, con gái ngư ông không thể dễ dàng trở thành vợ chính thất của Phạm ngũ Lão – người được Vua xem như con cái nhà Trần.
Xuất phát từ hai thông tin trên, luận cứ nghi vấn chúng tôi đặt ra là: cụ Cao, Cao, Cao thỷ tổ Cao thị Bến – tên Bến gắn liền với “bến sông, bến nước”- chính là người con gái ngư ông đã được Thượng công yêu chiều, và vì không phải họ Trần và có con không hôn thú nên Bà không được phép trở thành vợ của Thượng công nhà Trần. Bà có thể là một trong các thê thiếp của Thượng công, nhưng con của bà không được phép công khai sống trong gia đình Thượng công mà phải sống xa mẹ, tại quê nhà và trở thành ông Cụ Tổ của một nhánh họ của dòng tộc Phạm ngũ Lão.
Để chứng minh luận cứ trên là đúng, chúng tôi phải đối chiếu địa lý, lịch sử dân tộc và gia phả dòng tộc .
1/ Theo “Phạm đại vương ngọc phả” (trang 59 & 60) :thì lần thứ nhất (1290) đi đánh quân Ai lao quấy nhiễu, công lao chưa lớn. Lần thứ hai (1294) đánh giải cứu vua nên được thưởng Kim phù, nhưng vì có vua trực tiếp cầm quân, nên Phạm Ngũ Lão không chủ động điều binh. Lần thứ ba vào năm 1297, Phạm Ngũ Lão cầm quân, sau chiến thắng trở về, cho đại binh nghỉ đêm bên bến đò sông Hát @1 . Ở đây Thượng công đã đem lòng yêu chiều người con gái của ngư ông và nếu cô gái đã có thai, người con sinh ra sẽ vào năm 1298 và được ông bà ngư ông nuôi (không cần -vì không thể – tìm hiểu thêm thân phận của người mẹ sau đó)
2/ Về địa danh : Từ phía bắc Nghệ An ngày nay đi miền Tây thông sang Lào có thể theo trục đường số 7 hoặc đường 38, nhưng 700 năm trước chắc chỉ là đường rừng và men theo sông để có địa hình thấp dễ đi và có nước sinh hoạt hoặc vận chuyển thủy, cũng như có cư dân sinh sống. Nhưng qua hàng trăm năm, các dòng sông đếu có biến động đổi dòng thậm chí cả tên gọi. Mặt khác, các cuộc hành quân từ bắc vào nam đều chủ yếu đi bằng đường biển rồi đổ bộ lên các cửa sông. Các cửa sông ở bắc Nghệ An có cửa sông Hoàng Mai (cửa Cờn), cửa sông Bùng (cửa Vạn), cửa sông Lam (cửa Hội). Sông Bùng từ Yên thành (sát Đô Lương) chảy qua Diễn Quảng, Diễn Viên, Diễn Hoa, Diễn Thành, Diễn Kỷ, Diễn Ngọc rồi đổ ra cửa Vạn. Theo địa hình đó thì chắc chắn Phạm ngũ Lão đổ quân ở cửa Vạn, men theo bờ băc sông Bùng đi tiếp lên Đô Lương & Quỳ Châu theo hướng sang Lào. Khi chiến thắng trở về, đại binh sẽ nghỉ ở phía bắc sông Bùng, nơi gần ra cửa Vạn. (ví dụ: Văn thư có ghi: Năm Nhâm Tý – 1312,Vương dẫn quân đi đánh Chiêm Thành có cho thuyền vào cư trú tại lạch Cồn (không xa cửa Vạn) thuộc địa phận Hoan châu) Đây chính là vùng thấp của Diễn Châu , và trong gia phả họ Phạm Linh Kiệt có nói, nơi ở ban đầu của cụ Tổ là vùng Đào Hoa ( Diễn Hoa ?), khu nhà thấp ( Hạ xá ?) nhưng đến cụ Phạm Khả – đời thứ ba (1430) thì chọn về ở vùng Long Kiệt (Linh kiệt) tổng Cao Xá ( nhà cao) vì chỗ ở cũ thấp, lụt lội và đi lại cách trở “sông Hồng” (?).
- Theo cây gia phả họ Phạm Sỹ làng Thịnh Mỹ từ đời thứ nhất đến đời thứ ba như sau :
- – Đời thứ nhất : Phạm Thâp – không ghi năm sinh năm mất – Đời thứ hai : Phạm Phiêu – “sinh khoảng cuối thời Trần đầu Lê” – Đời thứ ba : Phạm Khả – “sinh khoảng 1400 , theo khởi nghĩa của Lê Lợi lúc 20 tuổi, chưa có tên chữ . Do có công trong trận chiến Khả Lưu nên được Lê Lợi đặt tên là Khả”.Trận Khả Lưu xảy ra năm 1425 . Vậy cụ Khả sinh vào khoảng năm (1425 – 20 ) = 1405.
Năm 1405 là MỐC thời gian khẳng định của đời thứ ba để chúng tôi tính ngược lên năm sinh đời thứ nhất của cụ Phạm Thập. Theo thực tế cuộc sống xã hội ngày xưa, tuổi thọ con người thấp chỉ tầm 50 đến 60 tuổi, vì vậy các cụ lập gia đình sớm từ khi 16 ~ 18 tuổi, có con sớm, cho nên khoảng cách giữa các thế hệ (một đời) chỉ khoảng 20 ~ 25 năm /tính trung bình là 21,5 năm . Trên cơ sở đó ta suy ra năm sinh cụ đời thứ nhất Của cụ Phạm Thập là khoảng năm [1405 – (2 x
21,5)] = 1362.
Cũng theo logic toán học đó thì cụ Cao, Cao, Cao tỷ tổ của họ Phạm Linh Kiêt có năm sinh là [1362 – (3 x 21,5)] = 1297 ~ 1298 . 5. Sự chênh lệch giữa dòng dõi “văn nho” ghi trong gia phả, với “nhà võ”, thì đây có thể là một cách dấu khéo thân phận người cha; nhưng thực ra Phạm Ngũ Lão không chỉ là võ tướng mà tài văn chương cũng đáng nể trọng. Vả lại vì có nguồn gốc văn nho, mới có chữ nghĩa và nề nếp ghi chép gia phả ngay từ những đời đầu trước đây 700 năm.
. 6. Một giả luận độc lập khác, là căn cứ vào hai bức “cổ đại tự” đặt thờ tại gian giữa nhà thờ đại tôn Linh Kiệt và nhà thờ trưởng chi Thịnh Mỹ là “DĨ HỮU THỦY” và “DĨ THỦY DI MƯU” . Theo chữ Hán thì chữ DĨ (có thêm bộ thảo là cây cỏ Dĩ) ghép với bộ THỦY là chữ PHẠM. Chữ Phạm này đồng dạng với chữ PHẠM của tên cụ PHẠM ngũ Lão, khác với chữ PHẠM của họ PHẠM khác, đồng âm nhưng viết khác không có bộ THỦY- Khác với họ Phạm của tên phản tặc bị phỉ nhổ Phạm Nhan -(tức Nguyễn Bá Ninh) cùng thời, trong trận chống quân Nguyên lần thứ ba (1287) ( trang 45 “Phạm đại vương ngọc phả” và xem Wickipedia).Phải chăng đây là sự nhắn nhủ, dặn dò kín đáo của Thủy tổ về nguồn gốc dòng họ của mình …..
KẾT LUẬN
Với các tư liệu ít ỏi của lịch sử và gia phả, qua phân tích đối chiếu thực tế, chúng tôi có thể kết luận (trước mắt, trong phạm vi chi tộc họ Phạm Thịnh Mỹ – có gia phả liền mạch đến nay đã 22 đời – tính từ đời thứ nhất là cụ Thủy tổ Phạm Thập thờ tại Linh Kiệt 9 (khoảng năm 1362) rằng : Họ Phạm ở Linh kiệt, Diễn châu, tỉnh Nghệ An đúng là một nhánh của tộc họ Phạm ngũ Lão (1255 – 1320) – với cụTam đại Thủy Tổ là người con trai bị bỏ rơi ở châu Diễn, của Trần triều Đại vương Điện soái Phạm ngũ Lão, sinh ra vào khoảng năm 1297 ~ 1298.
@1 Sông Hát : ở châu Hoan Diễn không có sông Hát ? Trong “ Phạm Đại vương Ngọc phả” ghi chép là :” Đinh Dậu ngũ niên (1297-HD), nhị nguyệt, Ai-lao xâm chiếm Cửu long giang, Vương kích phá chi phục kỳ cố địa”. Tên gọi ngày xưa khác ngày nay ? Là tên sông tượng hình trong văn đàn như Trưng nữ vương và nàng Kiều đều tự vẫn tại sông Hát ? Tên gọi dân dã thường gọi là tên Nôm ( tượng thanh )- chuyễn ngữ sang tiếng Hán ( tượng hình) nên có sự sai lệch về cách đọc và viết ??? Theo phần mở đầu của gia phà chi họ Phạm gốc làng Đông Thọ, Phù Ủng , Huệ Lai, Ân Thi, Hưng Yên, “ năm 1297 Phạm Ngũ Lào cầm quân đánh quân Ai Lao ở vùng sông Dao long” ( PGS.PTS Phạm Hồng – hậu duệ đời 13). Theo Đại Việt sử ký, tập II, trang 82 lại nói là sông Chàng long. Lần theo đại Việt sử ký , thì ở vùng Yên thành và Diễn châu có nhiều địa danh gắn với tên “Tràng” như : làng Tràng Thân, làng Trầng Khê, Truông (đéo) Tràng Kè – (ranh giới Đô lương và Yên Thành), trại Tràng sơn, chợ Tràng………..và đăc biệt ở Đô lương có xã Tràng Sơn, ngã ba Tràng Thành (ngày nay là HL 2 nối với QL 15) gần nơi hợp long của sông Con với sông Lam và không xa đó là Khả Quan ( thành Khả Lưu) của trận đánh nổi danh Lê Lợi năm (1425) . Địa hình vùng này thích hợp với trận địa quân sự . Sự sai khác của chữ Tràng >< Chàng là do cách phát âm khác nhau giữa vần Tr >< Ch của tiếng Nghệ an và tiếng Bắc. Từ Đô lương rút quân về Diễn châu để ra cửa Vạn, bắt buộc quân của Phạm ngũ Lão phải vượt qua sông Bùng sang bờ Bắc. Đây chính là nơi có “bến Đò Đao” và thời Pháp có thêm “ cầu đường sắt Đò Đao”, ở địa phận xã Diễn Hoa mà trong gia phả nhiều lần nói đến quê hương gốc họ Phạm ở khu nhà thấp xã Đào hoa. Sự sai lệch giữa hai chữ “Dao” >< “Đao” là do sai khác cách người Hán không nói được âm “Đ” của tiếng Việt (?) Địa hình con sông Bùng tuy chạy vòng vèo ,nhưng cũng chia đất Diễn châu thành hai vùng cao thấp khác nhau. Vùng Nam Diễn đất cao gọi là Cao xá, thiếu nước, khô cằn chuyên trồng màu ngô khoai và lúa cạn. Vùng Bắc Diễn ( không thấy tên Hạ Xá = Nhà Thấp, nhưng có tên Thổ Hậu = Đất sau) đất thấp xuôi ra cửa biến, có dủ nước trồng lúa nước hai mùa .
Xâu chuỗi lại, ta thấy có sự trùng khớp của các sự kiện : Năm 1297, Phạm ngũ Lão đánh giặc ở vùng sông Tràng ( Chàng long) Đô lương, cách Diễn châu 30km, thắng trận, trên đường rút quân về, dừng chân ở Bến Đò Đao (Dao long) , gặp gỡ con gái ngư ông tên Cao thị Bến, sinh ra người con trai sống tại vùng nhà thấp xã Đào hoa, châu Diễn ( Diễn hoa) đó chính là ông Tổ của họ Phạm Diễn châu ngày nay.
. Ngoài ra, người viết luận cứ này sinh năm 1938 – đời thứ 19 theo gia phả đầy đủ của dòng tộc họ PHẠM Ở LINH KIỆT, Diễn châu tính từ Thủy Tổ Phạm Thập (~1365) ; nếu tính thêm ba đời trước ( 1298 – con của Phạm Ngũ Lão) sẽ là đơi thứ 22 và nếu tính từ Cao Thủy Tổ Phạm Ngũ Lão (1255-1320 ) sẽ là đời 23. Phải chăng, tôi (và anh tôi Phạm Năng Khiêm – 1930) là cùng THẾ HỆ 23 với bác Phạm Hồng (họ PHẠM Ở PHÙ ỦNG, Hưng yên) là một sự ghép nối có luận cứ khoa học đúng với thực tế lịch sử và phù hợp với LỨA TUỔI thế hệ người đang sống CÓ GỐC ở Diễn châu và Phù Ủng, mặc dầu đã qua hơn 700 năm ??? ( Anh Phạm Năng Khiêm mất năm 2022, là người hoạt động cùng với bác Phạm Hồng từ những ngày đầu (1996) thành lập “Ban liên lạc dòng họ Phạm Việt nam” )
Hà nội, tháng 10 năm 2023
Phạm Minh Đức ( 1938 ) . E.Mail: [email protected] Mobile : 0903 437 959