Trang chủGIỚI THIỆUCUỘC HỘI NGỘ LỊCH SỬ SAU 533 NĂM ( 1482-2015)

CUỘC HỘI NGỘ LỊCH SỬ SAU 533 NĂM ( 1482-2015)

a 354.2 354

Họ Phạm xã Xuân Thượng trước kia gọi là họ Phạm làng Thượng Miêu, họ Phạm xã Xuân Thành trước kia gọi là họ Phạm làng Hạ Miêu là 2 họ Phạm lớn của huyện Xuân Trường mỗi họ có từ 20-24 đời. Trong gia phả của họ Phạm Thượng Miêu (Xuân Thượng) có ghi: Cụ thủy tố của họ là cụ Phạm Chí Từ, quê ở làng Gia Miêu huyện Tống Sơn tỉnh Thanh Hoa: cụ sinh được 4 người con trai, người con cả là Phạm Chí Hiếu ở lại quê nhà với cụ, người con thứ 2 là cụ Phạm Chính Nghĩa ra tỉnh Phúc Yên người con thứ 3 là cụ Phạm Thiện Đạo và người con thứ 4 là cụ Phạm Mỹ Đức vào năm Nhâm Dần đời Hồng Đức ( 1482) ra khai hoang lập ấp ở vùng biển bãi bồi, Nam Định (nay là huyện Xuân Trường) cùng với các dòng họ khác tới đây. Trong đình làng cổ của xã Xuân Thượng còn đôi câu đối “ Hồng Đức Nhâm Dần khai sáng thủy
Duy Tân Ất Mão phục trùng tu”
Sau một thời gian khai cơ lập nghiệp, con cháu ngày một đông cụ Phạm Mỹ Đức dẫn quân ra lấn tiếp biển ở vế đông và đặt tên cho địa danh này là ấp Hạ Miêu. Trong gia phả làng Hạ Miêu ( Xuân Thành) có ghi
Vốn người quê ở Thanh Hoa
Gia Miêu tên gọi đấy là đế hương
Nhà lệnh tộc một đường công quả
Ra Thượng Miêu mở Hạ Miêu trang
Đã từ lâu 2 dòng họ đã biết được cội nguồn của tổ tiên mình là người từ nơi khác đến song không biết địa điểm Thanh Hoa là ở đâu nên các cuộc tìm kiếm cội nguồn đều không thành công. Mãi đến những năm 1990 của thế kỷ trước, do tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử và sách vở ,ông Phạm Phú Thiệm đời thứ 19 của họ Phạm Xuân Thượng mới biết Thanh Hoa Là Thanh Hóa ngày nay ( Tỉnh Thanh Hoa đổi thành tỉnh Thanh Hóa dưới triều vua Thiệu Trị( 1841-1847) do kiêng tên húy nhà vua)từ những hiểu biết trên họ Phạm Xuân Thượng đã tổ chức các đoàn vào nghiên cứu, tìm tòi họ Phạm ở Thanh Hóa, sau nhiều đợt khảo sát đầy gian lan vất vả. rất may là làng Gia Miêu vẫn còn nguyên tên gọi và có ngôi đình cổ kính, một địa danh nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Mãi đến năm 2005, 2 họ Phạm Nam Định( Thượng Miêu và Gia Miêu) và họ Phạm Gia Miêu Thanh Hóa mới nhận được nhau. Mười năm trôi qua, hai họ Nam Định cứ đến rằm tháng 7 là 2 họ là cử đoàn vào Gia Miêu dự ngày giỗ đức thủy tổ Phạm Xuân Hồng- tự Phúc Hiền là thân sinh của cụ Phạm Chí Từ. Theo nguyện vọng của các thế hệ con cháu. Năm nay rằm tháng bảy tức là ngày ( 28/8/2015) 2 họ ở Nam Định tổ chức một đoàn gần 100 người vào Gia Miêu cúng tổ, 2 họ Phạm Nam Định đã sắm chiêng, trống, cờ và bộ ngũ sự vào cung phụng tổ. đoàn còn cử một tổ tế nữ vào tế tổ. Các cụ, các ông, các bà các cháu trong họ gặp nhau vui mừng, phấn khởi, tay bắt mặt mừng vì đã tìm được nhau sau bao năm mong đợi
Mở đầu chương trình gặp mặt là lễ tiến cúng chiêng ,trống, cờ, và bộ ngũ sự, sau lễ thượng cờ là chương trình ra năng thắp hương viếng tổ và về từ đường dự tuần lễ nhập tịch của tổ tế nữ, với nội dung kính bái tổ tiên và báo cáo kết quả các công việc mà con cháu trong họ đã làm được trong thời gian qua và kính mong tiên tổ phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, đoàn kết, học hành tiến bộ, thành đạt trong sự nghiệp, làm ăn phát tài sai lộc

Tổ tế nữ cúng tuần nhập tịch
Sau lễ tế tổ là chương trình gặp mặt của con cháu tổ các thế hệ do ông Phạm Văn Bảo trưởng họ trù trì và đọc diễn văn kỷ niệm, tiếp đó là bài phát biểu của ông Phạm Phú Thiệm – phó chủ tịch kiêm tổng thư ký hội khoa học lịch sử tỉnh Nam Định thay mặt 2 họ ở Nam Định ý kiến nêu khái quát về sự hình thành và phát triển của dòng họ từ trước tới nay. Một số đại biểu thay mặt con cháu trong họ phát biểu cảm nghĩ của mình trong buổi gặp mặt đầy ý nghĩa này. Đặc biệt dòng họ còn được nghe bài phát biểu của ông phó chủ tịch UBND xã Hà Long, ông đã đánh giá cao về đạo lý uống nước nhớ nguồn, vấn tổ tầm tông của họ Phạm Nam Định, và sự đóng góp to lớn của họ Phạm sở tại với địa phương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước kia và trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ngày nay

Phần mộ cụ thủy tổ Phạm Xuân Hông tự Phúc Hiền

Con cháu các thế hệ chụp ảnh lưu niệm
Sau chương trình gặp mặt là đến phần thụ lộc tổ của con cháu và các vị đại biểu. Đây thực sự là buổi giao lưu tình cảm của đại gia đình, ai cũng muốn biểu lộ tâm tư suy nghĩ và cảm súc của mình. Các cụ chúc sức khỏe các đại biểu, cảm ơn sự quan tâm của đảng ủy,chính quyền địa phương tới dòng họ, các cháu chúc các cụ, các em chúc các anh, chị…sau bữa cơm thụ lộc tổ là lúc chia tay, ai ai cũng dâng trào cảm súc, có người còn rưng rưng nước mắt khi phải tạm xa nhau, khi xe của đoàn Nam Đinh chuyển bánh và đã đi xa hàng trăm mét vẫn còn thấy đông đảo bà con Gia Miêu dơ tay vẫy chào. Đây thực sự là cuộc hội nghọ lịch sử của dòng họ sau 533 năm, đồng thời cũng mở ra một thời kỳ mới trong sự kết nối và giao lưu giữa các thế hệ con cháu tổ.
Người viết
Phạm Ngọc Phán

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments