Trang chủGIỚI THIỆUTHAM LUẬN TẠI LỄ KỶ NIỆM 20 NĂM:

THAM LUẬN TẠI LỄ KỶ NIỆM 20 NĂM:

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HỌ PHẠM TỈNH THÁI BÌNH 

  1. Đặc điểm tình hình, giai đoạn hình thành HĐHP tỉnh Thái Bình.
  2. Đặc điểm: Thái Bình là tỉnh có số dân trên 1.800.000 người, trong đó nữ chiếm 51,9%. Tổng số nhân khẩu, có 287 đơn vị, cấp xã phường thuộc 7 huyện và Thành phố trực thuộc tỉnh. Hầu hết các xã phường, thị trấn đều có dân họ Phạm sinh sống.
  3. Giai đoạn hình thành: Sau nhiều lần gặp gỡ, tổ chức Hội nghị để trao đổi thống nhất quan điểm của đại diện họ Phạm tỉnh Thái Bình ở xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải và Xí nghiệp dụng cụ thể dục thể thao Thái Bình. Ngày 10/5/1997 Hội nghị các dòng họ Phạm ở Thái Bình đã được triệu tập tại đình làng Thanh Giám, xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, quê hương của tiếng trống năm 1930. Hội nghị được đón tiếp 370 đại biểu ở nhiều xã trong tỉnh. Hội nghị đã cử ra ban tư vấn, ban liên lạc (nay là Hội đồng họ Phạm tỉnh). Sau Hội nghị của tỉnh đến huyện Tiền Hải tháng 9/1997 sau họ Phạm tiền Hải là huyện Kiến Xương 11/1998. Huyện Thái Thụy 3/1999, huyện Đông Hưng năm 2000. Năm 2001 là Hưng Hà, năm 2011 là huyện Vũ Thư. Sau đó là Hội đồng họ Phạm Thành phố thành lập. Đến nay Thái Bình có 7/8 huyện, Thành phố được thành lập Hội đồng và câu lạc bộ họ Phạm tỉnh đợc thành lập tháng 12/2012 để tập hợp những đại diện của người họ Phạm đang công tác ở các cơ quan, Đảng, Chính quyền giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp.
  4. Những kết quả đạt được trong 19 năm qua.
  5. Về tổ chức hội nghị hội thảo, tìm hiểu về nguồn gốc, về truyền thống họ Phạm tỉnh Thái Bình.

Sau ngày thành lập Ban liên lạc đã có nhiều Hội nghị, hàng năm và các Hội nghị sơ kết thường niên, 5 năm, 10 năm, 15 năm hoạt động. Đặc biệt năm 2000 đã tổ chức một cuộc hội thảo khoa học “Họ Phạm Thái Bình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với trên 300 đại biểu tham dự. Hội nghị có sự tham dự của họ Phạm Việt Nam; Viện văn hóa giân gian, các sở ban ngành trong tỉnh. Hội nghị đã nghe 25 ý kiến phát biểu và tham luận của các đại biểu xoay quanh 5 nội dung: Nhận thức ý nghĩa mục đích của việc liên kết dòng họ. Sự xuất hiện của họ Phạm trên đất Thái Bình. Họ Phạm Thái Bình trong cách mạng, trong kháng chiến, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kết quả bước đầu trong việc kết nối dòng họ. Họ Phạm xuất hiện ở Thái Bình từ thời kỳ Hùng Vương thứ 18 năm 257 trước Công nguyên cách ngày nay trên dưới 2400 năm. Bởi danh thần Nam Hải Đại Vương Phạm Hải, Thần được thờ ở đình làng An Cố, xã Thụy An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với 15 sắc phong. Ngày 30/7/2016 hội đồng họ Phạm tỉnh Thái Bình họp và đã nhất trí suy tôn Nam Hải Đại Vương Phạm Hải làm thủy tổ của họ Phạm tỉnh Thái Bình. Họ Phạm Thái Bình là một trong dòng họ văn hiến, đã sinh ra nhiều người hiến tài sản sinh ra những giá trị văn hóa tiêu biểu cho quê hương đất nước, ở mọi thời kỳ lịch sử.

Trong thời kỳ phong kiến cả Thái Bình có 120 đại khoa, trong đó có 14 người họ Phạm. Điển hình là Tam nguyên trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Quê thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà. Trong sự nghiệp cách mạng từ khi có Đảng đến nay họ Phạm Thái Bình đã cống hiến cho cách mạng, cho kháng chiến nhiều xương máu, tiền của.Thái Bình có 52000 liệt sĩ, chưa nắm rõ được bao nhiêu là họ Phạm. Chỉ đơn cử vài nghĩa trang như: Nghĩa trang Trường Sơn có 683 liệt sĩ người Thái Bình, họ Phạm là 104 liệt sĩ chiếm 17%. Nghĩa trang Đông Hà 272 liệt sĩ là người Thái Bình, họ Phạm 31 liệt sĩ chiếm 12%, Thái Bình hiện có 2154 bà mẹ Việt Nam anh hùng, con gái họ Phạm 262 mẹ chiếm hơn 12%. Có một gia đình ở Nam Huân, xã Đình Phùng, huyện Kiến Xương 2 cha con đều làm Bí thư Tỉnh ủy (gia đình cụ Hào Lịch, cụ Phạm Bái) gia đình cụ Phạm Lục ở Thanh Tân, Kiến Xương, hai con được phong quân hàm thiếu tướng trong cùng một ngày (Thiếu tướng Phạm Tiến Luật tổng cục phó tổng cục hậu cần Bộ quốc phòng. Thiếu tướng Phạm Quang Cử nay là Trung tướng Tổng cục phó tổng cục kỹ thuật nghiệp vụ Bộ công an). Họ Phạm Thái Bình có 2 thượng tướng, 5 Trung tướng và nhiều Thiếu tướng, 2 trung tướng được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang (Trung tướng Phạm Tuân ba lần anh hùng: anh hùng phi công vũ trụ, anh hùng lực lượng vũ trang và anh hùng lao động Việt Nam – Liên Xô. Trung tướng Phạm Phú Thái anh hùng lực lượng vũ trang.

  1. Sưu tầm biên dịch bổ sung tộc phả, gia phả, xây dựng từ đường, tu sửa mồ mả, qua gia phả nối kết dòng họ.

Ở Thái Bình việc viết gia phả, dịch tộc phả, gia phả từ chữ Hán ra chữ Việt, Viết tiếp hoặc viết mới gia phả, hoàn chỉnh tộc phả trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Nhờ việc làm này hàng trăm từ đường có lịch sử vài trăm năm. Hàng trăm cuốn gia phả tộc phả, các câu đối, cuốn thư, bức đại tự viết bằng chữ Hán đã được trân trọng giữ gìn, có trong di sản cũ để lại bản tộc ước của họ Phạm thôn Hanh Cù, xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, đây là bản tộc ước viết công phu với 10 chương gồm: Nghi thức các bài văn tế tự, quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, họ hàng thân thích xóm làng, già trẻ bạn bè. Nhờ có gia phả, nhờ kết nối dòng họ. Những người con xa quê từ nhiều đời đã tìm thấy mồ mả cụ kỵ tổ tiên. Điển hình là họ Phạm Phúc thôn Nam Huân, xã Đình Phùng, họ Phạm Thế, Phạm Xuân ở Thượng Hiền, Kiến Xương tìm được gốc, viết được 25 – 30 đời. Nhiều họ đã tìm được gốc tích tổ tiên cách đây 500 năm như họ Phạm Phúc ở Đình Phùng, họ Phạm Thế ở Thượng Kiền, Kiến Xương; Họ Phạm Công ở Thụy Quỳnh, Thái Thụy. Hàng trăm từ đường được xây dựng mới, phong trào nối kết dòng họ của 3 xã Hưng Phú Thịnh, của huyện Tiền Hải, đã 20 năm hoạt động đây việc làm mang tính nhân văn cao cả.

  1. Xây dựng quy ước dòng họ, xây dựng dòng họ văn hóa dòng họ khuyến học, giúp nhau xóa đói giảm nghèo
  2. Quy ước: Thái Bình sớm xây dựng quy ước dòng họ và được thông qua tại các Hội nghị của dòng họ. Có các chương, các điều, các khoản với nội dung:

– Khuyến học, khuyến tài, lập quỹ khuyến học.

Họ tôi quý chữ hơn vàng

Quý tài hơn cả giàu sang trên đời

Hầu hết các dòng họ trong tỉnh đều có quỹ khuyến học. Thấp là 10 triệu đồng, cao là họ Phạm Phúc – Đình Phùng – Kiến Xương với 1000 triệu (Một tỷ đồng).

– Giữ gìn nề nếp gia phong. Hội đồng gia tộc quy định mọi thành viên trong họ phải cần kiệm, hiếu học, hiếu thiện, giữ lễ nghĩa.

– Ông bà cha mẹ đức độ, con cháu hiếu kính tổ tiên hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Vợ chồng chung thủy với nhau, nuôi dạy con thành người có ích. Anh chị em yêu thương đùm bọc nhau.

Có tổ có tiên, có cha, có mẹ ân đức cù lao nặng nhỉ.

Là cháu là con là giòng là giống nghĩa tình báo đáp sao đây.

– Trong họ ngoài hàng biết kính trên nhường dưới đoàn kết gắn bó:

           Đói no có họ có làng

Còn hơn lắm của giàu sang một mình

  1. Dòng họ văn hóa:

Nhiều họ trong tỉnh đã được Sở văn hóa Thông tin thể thao, Hội khuyến học tỉnh, huyện, Thành phố tặng giấy khen: Dòng họ văn hóa, gia đình văn hóa;Dòng họ khuyến học, gia đình hiếu học. Tính đến năm 2014 Thái Bình có 65 giáo sư tiến sĩ khoa học. Họ Phạm có 15 người. Riêng họ Phạm làng Vị Thủy xã Thái Dương, huyện Thái Thụy, có 1 giáo sư, tiến sĩ, 1 phó giáo sư tiến sĩ, 12 tiến sĩ.

  1. Xóa đói giảm nghèo, đóng góp xây dựng nông thôn mới.

– Ngay từ khi mới thành lập, ban liên lạc (nay là Hội đồng họ Phạm các cấp đã quan tâm đến phong trào “Xóa đói giảm nghèo” giúp nhau làm ăn, giúp công lao động, cho vay tiền không lấy lãi: với phương châm “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều. Miếng khi đói bằng một gói khi no” Từ nghĩa cử cao đẹp trên, nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu đóng góp cho quê hương đất nước.

– Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, họ Phạm Thái Bình có đóng góp đáng kể, nhiều gia đình đóng góp công, góp tiền, hiến đất để xây dựng thôn, làng ngày càng xanh – sạch – đẹp. Được các cấp từ tỉnh xuống cơ sở ghi nhận, biểu dương và khen thưởng.

III. Đánh giá chung : ưu điểm, khuyết điểm.

Gần 20 năm liên kết và hoạt động họ Phạm Thái Bình đạt được những việc lớn:

–  Kết nối được hầu hết các chi họ trong tỉnh, trong các huyện, Thành phố. Thông qua đó nhiều chi họ đã tìm thấy nguồn gốc, tìm thấy mối quan hệ đồng tộc, đồng tông.Tạo sự đoàn kết rộng rãi trong cộng đồng họ Phạm từ tỉnh cuống cơ sở, xây dựng quan hệ tình cảm trên cơ sở quan hệ dòng họ. Nâng cao ý thức thờ cúng tổ tiên, kính nhờ tổ tiên, tìm về cội nguồn, lập gia phả, xây dựng từ đường, phần mộ tổ tiên. Nâng cao lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp về dòng họ, quê hương.

– Tổ chức hội nghị lớn của dòng họ: Năm 2007 tổ chức thành công kỷ niệm 10 năm thành lập họ Phạm Thái Bình, 11 năm thành lập họ Phạm Việt Nam. Hành hương về đền thờ Đại Vương Phạm Hải làng An Cố, xã Thụy An, Thái Thụy, Thái Bình. Với chặng đường dài 40 km só đại biểu gần 600 người. Năm 2012 tổ chức 15 năm hoạt động họ Phạm tỉnh Thái Bình với số đại biểu hơn 800 người.Năm 2013 Hội nghị thường niên họ Phạm tỉnh Thái Bình với đại biểu hơn 1200 người.

  1. Việc cần phấn đấu: Còn huyện Quỳnh Phụ 1/8 chưa thành lập Hội đồng cấp huyện. Ban lãnh đạo Hội đồng từ tỉnh xuống cơ sở cần phải được trẻ hóa.

IV-Phương hướng những năm tới.

Phấn đấu đến năm 2020 có 8/8 huyện, Thành phố thành lập Hội đồng cấp huyện. Từng bước trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo từ tỉnh xuống cơ sở.Tổ chức tốt buổi dâng hương cúng tổ ngày 15/11, ngày húy kỵ của ngài Nhân thần – Phạm Hải Đại Vương, được suy tôn là Thủy tổ của họ Phạm tỉnh Thái Bình. Có kế hoạch gây quỹ để đóng góp vào việc duy tu bảo dưỡng đình và đền thờ thủy tổ. Chuẩn bị tốt cho việc tổ chức Hội nghị 20 năm thành lập Hội đồng họ Phạm tỉnh Thái Bình vào cuối năm 2017.

    Chủ tịch HĐHP TỈNH THÁI BÌNH

Phạm Đình Trọng

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments