Trang chủGIỚI THIỆUTIN THÁI BÌNH: Lịch sử và truyền thống một dòng họ Phạm-họ...

TIN THÁI BÌNH: Lịch sử và truyền thống một dòng họ Phạm-họ Phạm Phúc Nam Huân, xã Đình Phùng, huyện Kiến X­ương

 

Năm 1524, dưới triều vua Lê Cung Hoàng hiệu Thống Nguyên, Đức Sơ Tổ Phạm Hiếu Đạo đã rời quê cũ làng Nụ, tổng Cam Đường, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây  (nay là Hà Nội,) cùng vợ và 3 con về mảnh đất hoang, mặn mới được biển bồi đắp lên lập ấp khai hoang. 3 người con gồm:  2  là Phạm Vô Vi 13 tuổi, Phạm Phúc Ngộ 11 tuổi; con gái Phạm Thị Vĩnh 9 tuổi.
Đức Sơ Tổ cùng các dòng họ khác khai khẩn đất hoang, đặt tên làng mới là làng Nụ, thôn Nam Đường, Tổng Nam Huân, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định (nay là thôn Nam Đường, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Ngài ra đi ở tuổi 54 vào ngày 19 tháng 11 âm lịch năm 1553. Thi hài của Đức Sơ Tổ được an táng tại mả Nang, sau này được gọi là “Mộ Tổ Đôi Thôn”. Sau nhiều lần phụng lập tu bổ, đến năm 2008, con cháu đã nâng cấp khu mộ cho Đức Sơ Tổ to đẹp trang trọng và vững chắc.Đến nay đã có 17 đời hậu duệ của Người ra đời và trưởng thành, không chỉ ở xã Nam Cao, Đình Phùng mà còn có mặt ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc và cả nước ngoài. Đức Sơ Tổ là cội nguồn của họ Phạm xã Nam Cao và xã Đình Phùng. Cụ Phạm Phúc Ngộ, người con thứ 2 của Đức Sơ Tổ, là người sinh ra các thế hệ con cháu ở thôn Nam Huân xã Đình Phùng hiện nay. Sau 8 năm sống cùng cha mẹ ở quê mới, năm 1532 , Ngài đã nhường đất Nam Đường cho anh trai là cụ Phạm Vô Vi ở cùng với bố mẹ và em gái, cùng với 2 dòng họ Vũ, Nguyễn, sau này có thêm họ Trần, họ Đặng  ra khu đất mới để khai hoang lập lên làng mới có tên là làng Nang tổng Nam Huân, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định, nay là xã Đình Phùng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Năm 1536 cụ xây dựng gia đình với cụ bà họ Đặng hiệu là Từ Ý nhụ nhân và sinh ra 2 người con trai và 1 người con gái. Con trai cả là cụ Công Xích thường gọi là cụ Trà Lâm tự Thuần Đốc. Con thứ 2 là cụ Công Giới thường gọi là Hoa tự Phúc Nhân, nay là Tổ Cô .Sau khi sinh con thứ 3, cụ bà mắc trọng bệnh và mất nhằm ngày 15 tháng 10 âm lịch, khi mới  24 tuổi. Vào thời nhà Mạc hỗn loạn, vua quan tranh giành lẫn nhau, giặc cỏ nổi lên cướp bóc ức hiếp dân thường khắp nơi. Ngày 9 tháng 8 năm 1550 giặc cỏ do tướng quận Úc cầm đầu chia làm 2 mũi đánh vào làng. Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ đã cùng nhân dân các dòng họ chống cự quyết liệt nhưng thế giặc quá mạnh, quân đông, Đức Thuỷ Tổ đã hy sinh trên 1 gò đất cao. Lúc giặc đến, mẹ kế và anh đã đi lánh nạn, chỉ còn lại người con thứ 2, cụ Công Giới, lúc này mới 12 tuổi  bên cha.Khi giặc quay trở lại, cụ đã lấy máu cha bôi lên người, lấy xác cha đè lên người mình giả chết và cụ đã thoát tay giặc.K hi tìm được mẹ kế và anh về thì mối đã đùn lên thành mộ. Cho rằng trời đã an táng cho Người nên hai cụ và mẹ kế không đưa đi chỗ khác nữa mà đắp thêm đất vào thành mộ. Người ra đi khi vừa 37 tuổi để lại ba người con thơ dại. Từ đó ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm trở thành ngày giỗ Tổ của họ Phạm Phúc. Đã gần 5 thế kỷ trôi qua, 17 đời hậu duệ  ra đời, ra sức cùng con cháu và các dòng họ khác trong làng vun đắp cho mảnh đất làng Nang  trở thành một địa danh, một địa chỉ nổi tiếng với  sản phẩm gai vó do chính con dâu của Đức Thuỷ Tổ là cụ Nguyễn Thị Nhất Nương, người thôn Chu Trình, Thuỵ Anh (nay là huyện Thái Thuỵ) đem về truyền dạy, làm nguồn sinh nhai do dân làng. Gần 300 năm sau,  đến năm Bảo Đại thứ 10, ngày 15 tháng 8, toàn dân mới truy tư kỷ niệm thờ cúng muôn đời. Họ Phạm Phúc còn được một số triều đại nhà Lê, nhà Mạc, nhà Nguyễn biết đến vì chính Đức Thuỷ Tổ và các con cháu của người đã có công giúp các triều đại giữ được ngôi vị làm nên nghiệp lớn với  hàng chục sắc phong của các triều đại trên. Nhưng sắc phong nổi tiếng đầu tiên cho Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ là sắc phong thần “Phạm Đại Lang Minh Nghị Đại Tướng Quân” do vua Lê Hiển Tông truy tặng năm 1750 vì đã có công giết giặc giữ gìn non sông xã tắc. Đến năm 1803, nhà thờ Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ được xây dựng xong, nhà thờ được gọi là “Thế Miếu”, đồng thời được phép dựng bia hai chữ: “Hạ Mã”ở trước cổng để bất cứ ai đi qua đều phải xuống ngựa.

Đời thứ 3, cụ Phạm Thu Trung, đi Cao Bằng, Lạng Sơn dẹp giặc, sau chuyển về Trung Hoà,  xã Động Trung, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Sắc phong ghi: “Phụng thờ vị tôn thần Lê triều nam đạo thừa chính sở, Ty thừa chính sở sứ Thọ khang. Phạm phủ quân đã có công giúp nước giúp dân rất là linh ứng nay nhân lễ mừng thọ tứ thần đại khánh tiết của trẫm ban cho tờ bảo chiến gia ơn long trọng đằng trạch cho cách bách thần. Vậy gia phong là Đức Bảo Trung Bảo Trung Hưng linh phù tôn thần. Chuẩn y cho phùng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ gìn giữ cho nhân dân kính vậy thay. Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9”.

Đời thứ 5, cụ Phạm Ngũ Đạt đựoc phong Nam tước. Sắc phong của cụ được dịch: “Ngũ Đạt làm chức phụng thị lại dâng tiền để chi dùng cho việc nước. Vậy chuyển giao cho chức Điền lại tước Nam nay phong cho làm Trung nghĩa Nam tước ở viện Thiền sự. Nay sắc chỉ ngày 25 tháng 6 năm Cảnh Hưng thứ 22.

Đến đời thứ 7, cụ Phạm Hữu Độ (tức Phu) thời vua Cảnh Hưng, bốn phương có giặc cụ phải nghỉ học đi lính. Khi nhà Lê suy vong, Tây Sơn lên ngôi đã phong cụ là “Bình Bắc Đại Tướng Quân Thái An quận công”. Cụ về nghỉ đến năm Gia Long thứ 8 cụ trở lại lính, cụ làm đồn trưởng thành Quy Nhơn. Khi Gia Long thất trận chạy ra biển, cụ đã cứu được vua Gia Long.Với công cứu Vua thoát nạn, đã phong chức cho cụ “Tiền đồn cơ, Tiền tiếp cơ, Thập nhị cơ, chánh xuất đội trưởng” phong tước “Phu Tài Bá”. Năm Minh Mạng thứ 2, được phong là “Phu Tài Hầu”. (Chế độ phong kiến có 5 tước: Công – Hầu – Bá – Tử – Nam)

Sau này cháu con gọi là “Cụ Hầu”. 12 năm làm quan, từ Gia Long thứ 8 đến Minh Mạng thứ 2 thì cụ qua đời. Nay mộ phần nằm giữa nghĩa trang Đình Phùng.

Đời thứ 8, cụ Phạm Kha được nhà vua phong chức “Tư lễ giám tả, Giám thừa trị nội Lệnh sử nhất triều. Năm 14 tuổi cụ đã xuất thân thụ giám ban quản phẩm tòng vương phủ. Năm cảnh Hưng thứ 43 là năm Canh Dần, cụ được cử đi Thanh Hoá, Nghệ An cai quản, do không quen rừng thiêng nước độc nên đã qua đời.

Về sau  các lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp như Đề Thám, Phan Ba Vành cũng ghi công con cháu Đức Thuỷ Tổ do cụ Phạm Hồ và nhiều con cháu của Đức Thuỷ Tổ cầm gươm theo nghĩa quân giết giặc lập công…

Trong thời đại mới, ngay từ năm 1929, 4 cháu đời thứ 12 của Đức Thuỷ Tổ là Phạm Quang Lịch, Phạm Lợi, Phạm Đích, Phạm Thuần là những người đầu tiên lập nên một trong những chi bộ Đảng đẩu tiên của tỉnh Thái Bình. Trong đó tiêu biểu nhất là ông Phạm Quang Lịch vừa là xứ uỷ Bắc Kỳ vừa là Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Thái Bình năm 1933,  các chiến sỹ cách mạng tiền bối của Đảng cộng sản trong nhà tù Hoà Lò đã gọi là “Bành bái Việt Nam”. Và tại chính ngôi “thế miếu” này, năm 1930 ông Phạm Quang Lịch đã tự tay đốt hết văn tự ghi nợ của nhà mình, xoá hết nợ cho người vay. Cuộc diễn thuyết tháng 11 năm 1930 do chi bộ Nam Huân tổ chức để kỷ niệm cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải cũng diễn ra ở đây.Trong cuộc kháng chiến  chống thực dân Pháp thì cả tỉnh, huyện lại biết đến làng Nang tức Nam Huân bởi con cháu họ Phạm Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng con cháu các họ khác biến Đình Phùng thành căn cứ du kích vào loại kiên cường nhất Kiến Xương. “Thế Miếu”  đã trở thành xưởng chế tạo vũ khí và cất dấu vũ khí của bộ đội. Vì thế “Thế Miếu” được tỉnh công nhận di tích lịch sử và được thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen.Cụ Phạm Lênh, đời 12, là chỉ huy trưởng quân sự xã Đình Phùng, được đi dự tổng kết chiến tranh du kích ngày 13/7/1952 tại Việt Bắc. Được Bắc Hồ gửi thư khen ngợi nhân dân xã Đình Phùng; cụ Phạm Lênh được tặng “huy hiệu Bác Hồ” và huy hiệu “Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam”.

Năm 2001, xã Đình Phùng được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có hàng nghìn thanh niên lên đường chiến đấu và phục vụ trên các mặt trận, hàng trăm người là liệt sỹ; 5 mẹ được nhận danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”,  một danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang (Trung tướng Phạm Phú Thái) đời 13; hai người đựơc phong hàm cấp Tướng  (thiếu tướng Phạm Luận tức Nguyễn Nam, đời 12 và trung tướng Phạm Phú Thái, đời 13); 18 sỹ quan thượng, đại tá;  hàng trăm là cán bộ sỹ quan trung, sơ cấp đang công tác tại các đơn vị lực lượng vũ trang và lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan nhà nước hoặc đã nghỉ hưu.

Để đền đáp công ơn của Đức Thuỷ Tổ, ngày 25 tháng 11 năm Nhâm Tý (1803), các cụ cùng toàn thể con cháu trong họ đồng lòng quyết định xây nhà thờ Tổ. Đến năm Minh Mạng thứ 5, năm Giáp Ngọ, thì xây xong 5 gian hậu cung. Tháng 12 năm Ất Sửu (1806) xây bái đường. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhà thờ bị phá hủy hoàn toàn.Hoà bình lập lại, từ năm 1956, dòng họ bắt tay xây dựng lại. Năm 1992 làm được 5 gian, đến năm 2007 nâng cấp lên vững chắc và to đẹp khang trang cho đến nay. Mộ Đức Thuỷ Tổ ông và Đức Thuỷ Tổ bà đến năm 1975 con cháu mới xây dựng được và đến năm 1995 được tu bổ và nâng cấp lần thứ nhất. Đến ngày 24/12 /2010,  được tu bổ bề thế như ngày nay…

Về học vấn, dòng họ cũng là dòng họ hiếu học. Thời kỳ phong kiến chưa có ai đỗ trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Nhưng số người đỗ cử nhân, tú tài khá nhiều.

Ngày nay, con cháu Tổ cũng đã có học vị Tiến sĩ, thạc sĩ, có người trở thành nhà khoa học đang làm việc trong các viện nghiên cứu, số có bằng cử nhân thì không kể hết. Điều đáng mừng là thế hệ thanh thiếu niên hiện nay cứ đến tuổi là đựơc cắp sách tới trường, khí thế thi đua học tập giỏi: 4 danh hiệu nhà giáo ưu tú. Dòng họ đã thành lập Hội khuyến học  do ông Phạm Mẫn làm hội trưởng từ ngày 15/8/2009.

Về lãnh đạo dòng họ, ngoài trưởng tộc, còn có ban cán tộc gồm 4 thành viên./.

PHẠM PHÚC THIẾT, đời 12

ĐT: 0329515386 – 0977751799

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments