Trang chủGIỚI THIỆUVề các vị Hoàng thái hậu họ Phạm  (Đã sinh ra và...

Về các vị Hoàng thái hậu họ Phạm  (Đã sinh ra và nuôi dạy vua của một số triều đại)

Lời BBT: NHÂN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10, BBT xin giới thiệu bài viết của 2 tác giả Phạm Cầu và Phạm Văn Dương tổng hợp các bà mẹ họ Phạm đã sinh ra vua trong lịch sử Việt Nam:
Họ Phạm là một dòng họ tương đối lớn, chiếm 6-7% dân số, đứng thứ 4 trong các dòng họ ở Việt Nam ( sau họ Nguyễn khoảng 28%, họ Trần 9-10%, họ Lê 8-9%), nhung trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, chưa có người đàn ông họ Phạm nào làm Vua, chỉ làm đến Tể tướng hoặc Khai quốc công thần…) Tuy nhiên, theo thống kê ban đầu của chúng tôi lại có tới hàng chục người phụ nữ họ Phạm làm Hoàng Thái Hậu (người sinh ra và nuôi dạy Vua) của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
– Người đầu tiên là mẹ Ngô Quyền. Có thể bà không có danh hiệu Hoàng Thái hậu vì là vợ Ngô Mân, một châu mục ở Đường Lâm (không phải vua) nhưng com trai bà là người chiến thắng lừng lẫy trận Bawch Đằng năm 938, mở ra kỷ nguyên Độc lập hàng ngàn năm cho đất nước ta và đã xưng Vương
– Ng­ười thứ hai là bà Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Duyên-vợ của Thiên Sách vư­­ơng Ngô Xư­ơng Ngập, mẹ của Thái tử Ngô Xư­­ơng Xí. Khi Nam Tấn Vư­­ơng Ngô Xư­­ơng Văn tử trận, ngư­­ời đư­­ợc lên ngôi nối nghiệp nhà Ngô là Ngô X­­ương Xí. Sau này, khi nhà Ngô sụp đổ, Ngô Xư­­ơng Xí trở thành Sứ quân thứ nhất trong 12 Sứ quân (thời kỳ “Thập nhị Sứ quân”).
– Ng­­ười thứ ba là bà Minh Đức Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngà (mẹ của Vua Lý Thái Tổ). Bà Phạm Thị Ngà quê ở Dư­­ơng Lôi, xã Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Bà từng giúp việc ở chùa Thiên Tâm, Từ Sơn, Bắc Ninh-nơi Thiền sư­­ Lý Vạn Hạnh – ngư­ời làng Cổ Pháp trụ trì. Ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất (8-3-974), tại chùa Ứng Tâm, hư­­ơng Cổ Pháp (tức chùa Dận ở làng Đình Bảng ngày nay), bà Phạm Thị Ngà sinh đư­­ợc một ngư­­ời con trai. Con bà đư­­ợc nhà chùa nuôi nấng, đến 3 tuổi thì đư­­ợc Thiền sư­­ Lý Khánh Vân nhận làm con nuôi và đặt tên là Lý Công Uốn (Lý Công Uẩn). Thuở nhỏ, Lý Công Uẩn rất khôi ngô, chăm học, từng làm Tiểu ở chùa Ứng Tâm. Ông đã đọc hết sách ở nhà chùa và đư­­ợc Lý Vạn Hạnh ra công dạy dỗ.
Lớn lên, ông làm quan cho Nhà Tiền Lý đến chức Tả thân vệ Chỉ huy sứ, và sau đó là T­ư­ t­ư­ớng quân chế Chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ. Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), Vua Lê Long Đĩnh mất. Con trai Lê Long Đĩnh còn bé nên Triều đình đã suy tôn Lý Công Uẩn lên làm Vua, sáng lập ra Triều Lý. Tháng 10 năm 1010, ông ra chiếu dời đô từ Hoa Lư­­ đến Đại La, và sau đó đổi tên thành Đại La thành Kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Ông đã cùng Triều Lý làm rạng danh n­­ước Đại Việt. Lý Công Uẩn thực sự là ngư­­ời con ­­ưu tú của dân tộc ta. Mẹ ông-bà Phạm Thị Ngà đ­­ược suy tôn làm Minh Đức Hoàng Thái Hậu.
Về sau, bà Phạm Thị Ngà đư­­ợc nhân dân nhiều nơi tôn vinh làm Thánh Mẫu. Đền Miễu ở quê bà, là nơi chính thờ bà, nhân dân gọi là Đền thờ Lý Triều Thánh Mẫu, hàng năm mở hội vào ngày giỗ bà, mồng 7 tháng giêng âm lịch.
– Ng­­ười thứ tư Mẹ của Hồ Quý Ly (không rõ tên).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư­, trang 297/739, thì khi Hồ Quý Ly xác lập phả hệ của mình, ông đã ghi vào phả hệ rằng Mẹ của ông là ng­ười họ Phạm (không ghi rõ tên). Trong bài “Hồ Quý Ly-bộ óc vượt thời đai” đăng trong báo “Thế giới mới” năm 1997, tác giả Nam Tuấn và Phạm Thiên Th­ư đã viết: Đ­ược mẹ nuôi dậy, “ngay từ bé, Hồ Quý Ly đã tỏ ra thông minh xuất chúng, trán cao, mắt sáng, có những t­ư t­ưởng v­ượt ng­ười thường….Nhờ tài năng chính trị, Quý Ly đư­ợc vua Trần Nghệ Tông tin dùng, ông dốc sức giúp vua xây dựng đất nước… Đến khi làm Phụ chính Thái sư­, thấy vua cuối đời Trần non yếu, ham chơi, toàn nghe bọn bất tài phỉnh nịnh, ông quyết định phế vua để lên ngôi Vua, nắm quyền cải tạo đất n­ước (1400)”. Sau 10 tháng làm Vua, với niên hiệu Thánh Nguyên, Hồ Quý Ly trao ngôi lại cho con là Hồ Hán Thư­ơng và lên làm Thái Thượng Hoàng, nh­ưng mọi việc triều chính thực ra vẫn do ông định đoạt.
– Ngư­­ời thứ năm là Cung Từ Quang Mục Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần-mẹ Vua Lê Thái Tông.
Vua Lê Thái Tổ (1428-1433) trư­­ớc khi thành V­ương đã có 3 bà vợ chính: thứ nhất là Trịnh Thị Nữ, thứ nhì là Phạm Thị Nghiêu, thứ ba là Phạm Thị Ngọc Trần.
Bà Phạm Thị Ngọc Trần sinh ngày 16 tháng Chín năm Bính Dần (1386), quê gốc vùng Kinh Lộ (Hà Nội ngày nay), vì lánh nạn, gia đình chuyển cư­­ vào Thanh Hoá. Bà có hai ngư­­ời anh là Phạm Văn Xảo và Phạm Tri Vận đều sớm tham gia khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh.
Năm Ất Tị (1425), Bình Định V­­ương Lê Lợi vây thành Nghệ An, bà đã yuwj nguyện hy sinh phục vụ sự nghiệp của chồng Khi ấy con trai bà Ngọc Trần là Lê Nguyên Long mới 3 tuổi, bà liền trao cho ngư­ời hầu bế ẵm nuôi nấng. Đó là ngày cuối xuân, 24 tháng tư­ năm Ất Tị (1425).
Khi Lê Lợi mất, Lê Nguyên Long đư­­ợc nối ngôi, trở thành Vua Lê Thái Tông (1434-1442), và sau đó suy tôn mẹ là Cung Từ Quang Mục Hoàng Thái Hậu. Bà đ­­ược nhân dân thờ cúng tại nhiều nơi.
– Ngư­­ời thứ sáu là bà Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Quỳnh-mẹ của Vua Lê Trang Tông (1533-1548) thuộc thời Lê Trung hư­­ng. Bà Phạm Thị Ngọc Quỳnh là người làng Cao Trí, Thủy Nguyên (nay là Ngọc Lặc, Thanh Hoá).
– Người thứ bảy là Mạc Tôn Tổ Mẫu (không nói rõ tên gọi), vợ của vua Mạc Đăng Doanh (1530-1540) đã sinh ra và nuôi dạy vua Mạc Phúc Hải (1541-1546). Đến đời Mạc Phúc Nguyên (1547), vị này đã phong bà nội họ Phạm của mình là “Mạc Tôn Tổ Mẫu “.
– Ng­­ười thứ tám là bà Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Hậu-mẹ của Vua Lê Huyền Tông (1663-1671) thuộc thời Lê Trung hư­­ng. Bà Phạm Thị Ngọc Hậu là người làng Quá Nhuệ, Lôi Dư­­ơng, Thanh Hoá (nay là Thọ Xuân, Thanh Hoá).
– Người thứ chín là bà Từ Dụ Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Hằng-mẹ của Vua Tự Đức. Từ Dụ (có sách viết là Từ Dũ) là tên hiệu đ­­ược vua Tự Đức truyền di chiếu tấn tôn cho mẹ mình.
Bà tên thật là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 9 tháng 5 năm Gia Long thứ 9 (1810). Quê bà ở Quy Sơn, huyện Tân Hoà, Gia Định. Thân phụ của bà là Thượng thư­­ Phạm Đăng Hư­­ng.
Lúc còn nhỏ, bà rất thích đọc sách, tìm hiểu kinh sử, rất thông minh và nhớ lâu. Bà là người con hiếu đức, tiết hạnh của gia đình.
Năm14 tuổi, bà đ­­ược Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (vợ Vua Gia long) tuyển vào cung cho hầu Hoàng Tử Miên Tông (tức Vua Thiệu Trị sau này). Năm 1829, bà sinh Hoàng Tử Hồng Nhậm (Vua Tự Đức sau này).
Năm 1841, Thái Tử Miên Tông nối ngôi trở thành Vua Thiệu Trị. Năm sau, Vua Thiệu Trị ra Bắc nhận lễ phong của Vua Nhà Thanh, bà đ­­ược đi theo hầu để giữ các ngọc tỷ, ấn tín,…
Năm 1843, bà đ­­ược phong chức Thành Phi và ba năm sau là Quý Phi. Năm 1847, Vua Thiệu trị ốm nặng rồi mất. Tr­­ước khi qua đời, muốn lập bà làm Hoàng Hậu như­­ng không kịp. Khi Tự Đức lên nối ngôi, mấy lần dâng sắc phong như­­ng bà không nhận. Tự Đức là ông vua rất có hiếu với bố mẹ. Tự Đức quy định, hàng tháng ngày chẵn thiết triều, ngày lẻ vào thăm mẹ. Khi Vua đến với mẹ thì sửa mình, nín hơi, quỳ xuống hỏi thăm sức khoẻ rồi cùng mẹ bàn luận kinh sách và sự tích cổ kim, nhất là chính sự. Mỗi lần vào thăm mẹ, Nhà vua luôn đem theo cuốn sổ nhỏ, gọi là Từ huấn lục (Ghi lời mẹ dạy). Khi mẹ nói gì thì vua liền ghi lại. Sau này quyển sổ ấy cũng trở thành một tác phẩm có giá trị. Bà luôn duy trì cuộc sống giản dị và kiệm ­­ước.
Vào những năm cuối đời vua Tự Đức, tình hình đất n­­ước rất khó khăn, bà cũng quan tâm đến mọi việc của quốc gia. Sau khi vua Tự Đức mất (1883), tình hình càng rối ren. Giữa buổi giao thời ấy, bà vẫn tinh anh. Ngày 5 tháng Tư­­ năm Tân Sửu (1901), bà qua đời, h­­ưởng thọ 92 tuổi.
Có thể nói, cuộc đời riêng của bà đã đạt trọn đỉnh vinh quang của một bà Hoàng. Bà là ngư­­ời đàn bà có ảnh hư­­ởng lớn đối với các vua Nguyễn, từ Thiệu Trị, đặc biệt là Tự Đức.
– Người thứ mười là bà Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Nhờn-mẹ của Vua Hàm Nghi (1885), vợ của vua Kiến Phúc (1883-1884). Hàm Nghi là đời vua thứ tám của Triều Nguyễn. Khi thực dân Pháp thực hiện âm mưu độc chiếm Việt Nam, Triều đình Huế chia thành hai phe: chủ chiến và chủ hoà. Hàm Nghi đã đứng về phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.. Ngày 5 tháng 7 năm 1885, trước sự phản công mạnh của thực dân Pháp vào nghĩa quân chống Pháp còn rất non yếu của Triều đình Huế, Hàm Nghi đã cùng Tôn Thất Thuyết và một số quan lại trung thành khác của phe chủ chiến Triều đình Huế đã rời Kinh đô Huế đến Sơn phòng Quảng trị. Tại đây, ngày 13-7-1885, đã phát đi rộng rãi khắp cả nước Chiếu Cần Vương, đề ngày 2 tháng 6 Hàm Nghi nguyên niên, từ đó đã dấy lên phong trào chuẩn bị và tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
– Có một người đang còn 2 loại ý kiến khác nhau, đó là bà họ Phạm, vợ đầu của Vua Quang Trung.
Loại ý kiến thứ nhất: bà sinh ra Vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản), có ít nhất 2 tài liệu:
1. Sách Đại Nam liệt truyện chính biên ghi: “Nguyễn Quang Toản tên Trác, mẹ họ Phạm, người phủ Qui Nhơn cùng quan Hình bộ Thượng thư Bùi Văn Nhật và Thái sư Bùi Đắc Tuyên là một mẹ khác cha. Năm 30 tuổi, (bà) được sắc phong làm Hoàng hậu, sinh 3 trai, 2 gái. Nguyễn Quang Toản là con đích”(q.30, t. 43b).
2. Sách “Những khám phá mới về Hoàng đế Quang Trung”, Nxb Thuận Hóa, 2005, tr 21, của PTS Đỗ Bang ghi tương tự như trên, nhưng cho biết thêm: Năm 30 tuổi, bà họ Phạm được phong Hoàng hậu, đó là năm 1789. Bà đã có với Nguyễn Huệ cả thảy 3 trai, 2 gái. Ba trai đó là Quang Toản, Quang Bàn ,Quang Thiệu. Một trong 2 người con gái lấy Nguyễn Văn Trị.
Loại ý kiến thứ hai: bà họ Phạm sinh ra Nguyễn Quang Thuỳ và Nguyễn Quang Bàn, còn vua Cảnh Thịnh là con bà họ Bùi. Có rất nhuều tài liệu nói việc này, ở đây chỉ dẫn ra một số.
1. Sách Nhà Tây Sơn của nhà thơ Quách Tấn và con trai là Quách Giao do Sở VHTT Bình Ðịnh xuất bản trong dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Ðống Ða lịch sử (trang 72) ghi: Vua Quang Trung có ba bà vợ chính thức:
– Bà họ Phạm (có tên tộc là Phạm Thị Liên) ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn (Bình Khê), phủ Quy Nhơn, mất sớm, sanh hạ được hai trai là Nguyễn Quang Thùy và Nguyễn Quang Bàn.
– Bà họ Phạm mất rồi, nhà vua kết duyên cùng bà họ Bùi (có tên là Bùi Thị Nhạn) ở thôn Xuân Hòa (Bình Khê). Bà họ Bùi là mẹ của Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Thiệu, Nguyễn Quang Khanh và hai người con gái.
– Ngọc Hân công chúa mới có một con
Quang Thùy và Quang Bàn lúc bấy giờ đã 17, 18 tuổi. Quang Toản mới 9, 10 tuổi. Con của Ngọc Hân mới 2 tuổi.
Vua Quang Trung phong bà họ Bùi làm Chánh Cung Hoàng Hậu, bà Ngọc Hân làm Bắc Cung Hoàng Hậu và lập Nguyễn Quang Toản làm Thái tử.
Bà họ Phạm được truy phong là Nhân Cung Ðoan Tĩnh Trinh Thục Như Thuần Vũ Hoàng Chánh Hậu, phong cho Quang Thùy làm Khang công lĩnh Bắc Thành, Tiết Chế Thủ Bộ Chư Quân, phong cho Nguyễn Quang Bàn làm Tuyên công lĩnh Thanh Hóa Ðốc Trấn, Tổng Lý Quân Dân Sự Vụ.
Nguyễn Quang Thùy là võ tướng có uy tín, đã đi cùng Vua Quang Trung (do cậu ruột Quang Thuỳ là Phạm Công Trị đóng giả) sang nhà Thanh, được Vua Càn Long phong là An Nam Quốc Vương Thế Tử. Sau này Vua Quang Trung sai sứ đem biểu sang tâu rằng Thùy là con dòng thứ. Càn Long nghe theo, phong Toản làm An Nam Quốc Vương Thế Tử thay Thùy. Có người bất bình, ngỏ ý cùng Nguyễn Quang Thùy, Thùy nói: “Em tôi hay tôi làm Thái tử cũng thế thôi. Ðiều cốt yếu là làm thế nào cho nước Ðại Nam được mỗi ngày mỗi thêm giàu mạnh, nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi thêm vững bền, là tốt”. Các quan đều cảm phục Quang Thuỳ.
2. Những ngôi sao Tây Sơn, 2001, tr.105) của Nguyễn Xuân Nhân ghi tương tự như Quách Tấn.
3. Lê Hoài Lượng trên Nguyệt san báo Bình Định viết tương tự như Quách Tấn và còn bình luận thêm, có lẽ sai lầm lớn nhất của Vua Quang Trung là đã không để Quang Thuỳ làm Thái tử mà lại giao cho Quang Toản.
4. Nguyễn Công Việt trong Thông báo của Viên Hán Nôm năm 1998, trang 475-480 cũng nói tương tự như Quách Tấn và nói kỹ về Quang Thuỳ nhân việc còn lưu giữ được một văn bản chữ Hán do Quang Thuỳ ký tên, đóng dấu năm Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) với tư cách là người tối cao ở miền Bắc. Nguyễn Công Việt ca ngợi Nguyễn Quang Thuỳ và bình luận rằng vì Quang Toản còn bé nên Nguyễn Huệ tin tưởng đưa Quang Thuỳ ra trấn thủ địa bàn rất quan trọng là miền Bắc trong điều kiện chính trị phức tạp do còn ảnh hưởng của Nhà Lê và Quang Thuỳ đã làm được rất nhiều việc thể hiện công lao của nhà Tây Sơn trên đất Bắc.
5. Còn nhiều tác giả nói đến Quang Thuỳ như một vị tướng tài có công dẹp phản loạn của em Lê Chiêu Thống, cai quản miền Bắc. Trần trọng Kim trong Việt Nam sử lược và một số tác giả khác nói việc Quang Thuỳ đem quân miền Bắc vào Nghệ An khi vua Cảnh Thịnh mất Phú Xuân chạy ra đây, Quang Thuỳ chỉ huy đánh trận Trấn Ninh v.v…
Xem xét 2 loại ý kiến trên, loại thứ nhất có sức nặng của Quốc sử quán Triều Nguyễn nhưng bản thân Triều Nguyễn thù địch và muốn xoá mọi thứ của nhà Tây Sơn. Loại ý kiến thứ hai được nhiều tác giả dày công nghiên cứu và có nhiều nhân hợp lý. Nguyễn Huệ khi mất đã 40 tuổi, không thể con đầu là Quang Toản mới 9, 10 tuổi. Nếu Quang Thuỳ là em cùng mẹ, ít tuổi hơn Quang Toản thì không thể một mình cai quản miền Bắc và chỉ huy các trận đánh lớn, lập nhiều công như thế. Ý kiến nói Quang Thuỳ là con bà Phạm Thị Liên (lấy Nguyễn Huệ khoảng năm 1771-1773, sau bà mất sớm), còn Quang Toản là con bà Bùi Thị Nhạn (lấy Nguyễn Huệ năm 1882, được phong Hoàng Hậu) và Quang Toản được phong Thái Tử, do đó Quang Thuỳ phải chịu làm “em” là hợp lý hơn. Một điều nữa nói mẹ Quang Toản và Bùi Đắc Tuyên là anh em “cùng mẹ khác cha” khó thuyết phục, còn Trần Trọng Kim viết “Bùi Đắc Tuyên là anh ruột bà Thái hậu” (Việt Nam sử lược trang 145) có lẽ đúng hơn.
Tóm lại, còn 2 loại ý kiến, nhưng dù thế nào thì bà Phạm Thị Liên vợ đầu của Vua Quang Trung vẫn là niềm tự hào của họ Phạm. Nếu bà sinh ra Quang Toản thì bà là vị Thái hậu, còn không thì con trai bà là Quang Thuỳ cũng là một danh thần của triều đại Tây Sơn hiển hách, một người có tài, có đức, không nói là còn đáng làm vua hơn Quang Toản. Nguyễn Huệ bắt buộc phải để con lớn giữ miền Bắc và Thanh Hóa, giữ Quang Toản còn bé ở bên mình để dậy dỗ kèm cặp, dau này lớn lên sẽ làm vua. Tính toán như vậy rất hợp lý. Không may Nguyễn Huệ mất sớm nên Quang Toản mới 9-10 tuổi lên làm vua, lại bị cậu ruột là Bùi Đắc Tuyên nhiếp chính làm điều sai trái khiến nhà Tây Sơn sớm suy vong. Giá như ( mặc dủ Lịch sử không thẻ có „giá Như”) QuangThuf làm vua, biết đâu nhà Tây Sơn còn bền vững.
– Ngoài 11 bà họ Phạm nói trên, còn mấy bà họ Phạm nữa là Hoàng Hậu như vợ Vua Mai Hắc Đế, vua Lê Đại Hành và đặc biệt là bà họ Phạm vợ vua Hồ Quý Ly sinh ra Hồ Nguyên Trừng, nhà kỹ thuật tài năng sản xuất vũ khí và xây thành đắp luỹ, với câu nói nổi tiếng với vua cha là không sợ thành luỹ không vững chắc mà chỉ sợ lòng dân không theo. Với tài đức như vậy có lẽ Hồ Nguyên Trừng còn xứng đáng làm vua hơn em là Hồ Hán Thương.
PHẠM CẦU – PHẠM VĂN DƯƠNG.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments