Trang chủGIỚI THIỆUHẠT GIỐNG ĐỎ

HẠT GIỐNG ĐỎ

Tại buổi Lễ Vinh danh nhân tài và khuyến học họ Phạm Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 19/5/2011 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Cháu Bùi Vũ Nguyệt Minh sinh ngày 16/11/2000 là con chị Phạm Thanh Giang và anh Bùi Minh Trọng là Học sinh năm thứ 5 Trường Quốc tế Á Châu và Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh. Đã được khen thưởng với thành tích đạt giải Học bổng Đặng Thái Sơn tại cuộc thi Piano quốc tế lần đầu tiên tại Hà Nội. Cháu không ra Hà Nội nhận được nên BLL họ Phạm Toàn quốc ddx ủy nhiệm cho BLL họ Pham Tp. Hồ Chí Minh trao tặng cháu tại ngày giỗ Tổ Phạm Tu (20/7 âm). Bs. Phạm Văn Căn Trưởng BLL họ Phạm Thành phố đã trao bằng cho cháu. Tại buổi Lễ cháu được vinh dự Phát biểu và chỉ nhận bằng còn tiền thưởng cháu xin tặng lại BLL góp vào quỹ khuyến học khuyến tài của Thành phố.
Tại buổi Lễ Vinh danh và khuyến học họ Phạm Việt Nam lần thứ II cũng được tổ chức long trọng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội vào ngày 19/5/2013. Cháu Bùi Vũ Nguyệt Minh lại được trao bằng với thành tích đoạt Huy chương vàng tại kỳ Piano quốc tế tại Hàn Quốc. Cháu cũng chỉ nhận bằng còn tiền thưởng tặng lại cho BLL Tp. HCM góp vào quỹ khuyến học khuyến tài.
Sau 2 năm, Tại Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam chung tay xây dựng đất nước lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11-13/12/2015. Cháu được Vinh dự là đại biểu chính thức tham dự đại hội. Cũng trong tháng 12/2015, cháu là một trong 16 học sinh-sinh viên có thành tích xuất sắc của Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh được trao học bổng Toyota.
Lần này cháu được ra Hà Nội nhận phần thưởng đầy ý nghĩa đó với một chương trình dày đặc. Tham gia các cuộc hội thảo, dự buổi Lễ chính thức vào tối ngày 12/12. Ngoài ra còn được các vị lãnh đạo Đảng, Quốc Hội và Nhà nước gặp mặt động viên. Trong cuộc Hội thảo cháu rất mạnh dạn tham gia với hiến kế được mọi người đánh giá cao. Cháu còn được phóng viên đến tận khách sạn La Thành – nơi cháu ở – để phỏng vấn. Dưới đây là nội dung sơ lược của bản hiến kế:
1/ Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang áp dụng phương pháp Giáo dục dựa trên những Giá Trị Nhân Văn (Education in Human Values), gồm 5 giá trị: Truth (Sự thật), Love (Tình thương), Peace (Hòa bình), Right-Action (Hành động chính nghĩa) và Non-Violence (Phi bạo lực). Phương pháp này hiện nay đang được những học giả trong nhiều lĩnh vực quan tâm. Mọi người cần phải nhận thức được rằng, trước khi họ trở thành một kỹ sư, bác sĩ, hay nghệ sĩ giỏi, họ trước hết phải là một con người tốt.
“Hãy thay đổi mọi thứ dựa trên tình yêu thương, hãy làm mọi thứ dựa trên tình yêu thương. Ở một thế giới mà có quá nhiều sự đấu tranh, xung đột, nổi loạn, thì không cần thêm một sự nổi loạn thừa thãi của chúng ta nữa.” [Tom Zelle, 2015; Translation mine M.B.]
2/ El Sistema là một phương pháp giáo dục được áp dụng đầu tiên ở Venezuela và đang được áp dụng trên rất nhiều quốc gia, là phương pháp được các nghệ sĩ quan tâm. Có nhiều nhân tài của thế giới được phát hiện thông qua phương pháp này, tiêu biểu là nhạc trưởng người Venezuela Gustavo Dudamel. Đây là một phương pháp phù hợp với đà phát triển và hội nhập với thế giới của đất nước chúng ta. Kể cả khi chúng ta không thể tạo ra những con người xuất chúng hay những vĩ nhân, thì ít nhất, chúng ta cũng tạo ra một xã hội đoàn kết, yêu thương nhau. Có thể nói đây chính là nền giáo dục của tương lai, là một “mô hình thay đổi xã hội hoàn toàn mới” [El Sistema USA; Translation mine M.B.]
Khi viết bản hiến kế, em hoàn toàn không nghĩ về việc những phương pháp này sẽ tạo ra những con người kiệt xuất mà để đem lại nụ cười cho những đứa trẻ. Chúng ta cần phải mang lại điều đó cho trẻ thơ – bởi vì rất nhiều trong số đó, như cậu bé Hào Anh năm nào – không có được nụ cười. Đem lại cho chúng nụ cười quan trọng hơn đem lại cho chúng những của cải, vật chất. Nụ cười đó chính là điều mà bản hiến kế này hướng tới.

Chúng ta thật tự hào về một “Hạt giống đỏ” của họ Phạm Chúng ta có những bước tiến bộ vững chắc như thế. Mong cháu tiếp tục cố gắng hơn nữa để gặt hái được những thành công mới trong sự nghiêp âm nhạc của cháu./.

P. Đạo

1 2 3 4

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments