(Thôn Vi Nhuế, Yên Đồng, Ý Yên, Nam Định)
Ngày 16/7/12017, Trung tâm bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã tổ chức lễ gắn biển của UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể cho việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt tại Phủ Quảng Cung.
Nhận lời mời của Ủy Ban Nhân Dân xã Yên Đồng và Ban quản lý Di tích Lịch sử Văn Hóa cấp Quốc Gia Phủ Quảng Cung thờ Mầu Liễu Hạnh, Đại diện Hội Đồng họ Phạm Việt Nam và Câu lạc bộ con gái – con dâu họ Phạm đã về dự lễ dâng hương, và đón nhận Bằng di sản.
Theo văn bia, sách cát Thiên tam thế thực luc, Mẫu Liễu sử phi, cùng các câu đối, truyền thuyết dân gian, thì Mẫu có ba lần sinh hóa. Lần thứ nhất là vào năm 1434, người đầu thai làm con gia đình Họ Phạm ở Quảng Nạp (Vi Huế) huyện Ý Yên với tên Phạm Thị Nga. Bà là người nhan sắc, nhưng khước từ chuyện nhân duyên, ở vậy 40 năm để phụng dưỡng Cha Mẹ, giúp đỡ dân nghèo, phục hồi kinh tế sau tai nạn giặc Minh đô hộ, bỏ tiền của gia đình và công sức giúp đỡ nhân dân xây dựng Đền chùa, cầu cống, đường xá để lại đức lớn cho quê hương. Sau đó Tiên Nga về Trời lưu lại một cốt cách người Tiên, một trong Tứ bất tử.
Vậy có thơ rằng:
Cốt cách người tiên chốn Quảng Cung
Nga-Anh bến Vỉ sánh âu cùng
Lòng son thấu đến ba tầng biếc
Đá trắng còn in mấy giọt hồng
Chữ hiếu sáng treo thiên vạn cổ
Đường tu xiết kể mấy mươi công
Dấu thiêng kiếp trước nào ai biết
Phẩm giá người trong giếng cũng trong./.
Phạm Văn Chốn