Site icon Họ Phạm Việt Nam

Thái hậu Từ Dụ Chương 6

Chương 6

 

 

 

Bữa tiệc trong cung Khôn Thái

 

 

 

Cuối tuần trăng ấy, trong cung Khôn Thái, nô tỳ Hạnh Thảo được lệnh chuẩn bị tiệc nhỏ: Hoàng hậu đã sai vời Anh Duệ vương phi Tống Thị Quyên cùng hai con trai vào dự tiệc cùng hoàng đế.

 

Tống Thị Quyên là con dâu góa của hoàng hậu, vợ của Anh Duệ hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh đã quá cố. Thái tử Cảnh là người con có công lớn trong việc gây dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn: Mới lên bốn, hoàng tử đã được nhà vua cử đi theo giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp xin cầu viện để đánh lại Tây Sơn. Việc cầu viện không thành, nhưng về sau thái tử lớn lên lại tham gia chiến trận, lập nhiều chiến công, được lòng tướng sĩ.

 

Hồi đó ở Thanh Hoa có hai dòng họ lớn nhất: một là dòng họ Nguyễn ở làng Gia Miêu, chính là dòng họ của các chúa Nguyễn; hai là dòng họ Tống, cũng cùng

 

 

Hoàng hậu Tống Thị Lan vốn là con gái họ Tống này, khi kén vợ cho con là thái tử Cảnh, bà cũng chọn Quyên là con gái trong họ. Lúc lấy vợ, thái tử và vương phi đều mới mười sáu tuổi, một cặp trai tài gái sắc rất đẹp đôi. Ngờ đâu số mệnh khắc nghiệt, đến năm hai mươi mốt tuổi thái tử lên đậu qua đời, để lại hai đứa con trai còn thơ dại: Hoàng tôn Đán và hoàng tôn Kính.

 

Chiều nay, Đán và Kính vui mừng theo mẹ vào cung thăm ông bà nội. Tống vương phi đã đến rất sớm để được gặp riêng mẹ chồng, nằn nì than thở với bà những nỗi sầu khổ thiệt thòi của đời góa bụa.

 

 

Hoàng hậu tính hiền lành, chỉ biết an ủi bằng cách khuyên con dâu tu hành cho quên những nỗi đau ở thế gian. “Con à, dù sao con vẫn còn hai đứa con trai sớm tối với con. Chứ như ta đây… Nếu không tâm niệm lẽ đời vô thường, để mà buông bỏ tất cả thì ta còn sống làm sao được?”

 

Tống vương phi ấm ức:

 

 

thèm nhìn đến nữa đâu.

 

Hoàng hậu thở dài, khuôn mặt võ vàng mệt mỏi. Đã nhiều năm nay từ khi con mất, bà thường bị mệt tim. Ngự y đã dâng thuốc rất nhiều nhưng vẫn không khỏi. Hoàng tôn Kính thấy vậy, chạy tới bên bà nội:

 

 

Hoàng hậu cảm động cầm tay cháu, âu yếm:

 

 

đi đâu hết cả rồi. – Hoàng hậu quay qua con dâu: – Nhanh quá, lúc thái tử qua đời thì thằng bé này đang còn ẵm ngửa. Bây giờ càng lớn, càng giống cha như đúc. Mà này, Quyên ạ, hai cháu đều đã lớn rồi, con đừng nên đi đâu cũng quàng vai bá cổ như thế, mẹ với con trai thân mật quá cũng không nên!

 

Tống Thị Quyên rơm rớm nước mắt:

 

 

Hoàng hậu nhìn lên vách, chỗ có bức họa vẽ hình hoàng thái tử Cảnh mặc Âu phục:

 

 

Bá Đa Lộc. Ở bên đó mấy năm trời, nên thái tử nhiều lúc nói năng cử chỉ như người Tây. Nhưng nước mình nó khác, con phải nhắc các cháu, đừng để mình khác người chung quanh quá, không nên đâu.

 

Tống Thị Quyên không để ý nhiều đến lời dặn của hoàng hậu, vì đang còn mải nhìn trước nhìn sau. Thấy không ai chung quanh, Quyên hạ giọng, thì thào:

 

– Mẫu hậu! Mẫu hậu có biết không? Con mụ Nhị phi rất to gan, mấy hôm trước dám hẹn mấy ông lớn triều thần ở ngoài Mộc Lan đình, xúi giục mấy ông ấy xin hoàng thượng đưa mụ ta lên ngôi chánh hậu!

 

Hoàng hậu cười, không tin:

 

 

 

chính xác! Trắng trợn đến nỗi tam cung lục viện ai cũng biết, vậy mà mẫu hậu cứ bịt tai chẳng nghe. Mình hiền quá nên người ta mới tính chuyện xỏ chân lỗ mũi.

 

Hoàng hậu hơi nao núng, nhưng vẫn gạt đi:

 

 

người cứ ở cho đúng bản phận của mình thì không ai làm gì mình được.

 

Tống Thị Quyên mếu máo:

 

– Mẫu hậu, người ta âm mưu hất cẳng mẫu hậu ra khỏi ngai hoàng hậu, chỉ cốt để người ta làm chính cung, để con trai người ta thành đích tử nối ngôi. Xin mẫu hậu cố gắng bảo vệ quyền lợi cho đứa cháu mồ côi là Đán. Con nghe triều

 

 

thần hiện nay rất nhiều người ủng hộ Đán kế thừa ngôi thái tử. Nhất là quan Tổng trấn tiền quân Nguyễn Văn Thành…

 

Hoàng hậu đang khép mi mệt mỏi, nghe đến mấy tiếng “ngôi thái tử” vụt mở choàng mắt:

 

– Con im ngay. Việc lớn của triều đình không phải chuyện bọn nữ lưu chúng ta nhúng tay vào được. Hoàng thượng mà biết thì tội chẳng nhỏ.

 

Tống Thị Quyên vẫn không thôi:

 

 

 

hoàng thượng vui vẻ mà tưởng dễ nhờn. Con hổ khi đang nằm chơi trông cũng rất hiền lành, nhưng đừng vì vậy mà tưởng là con mèo con ạ!

 

Tống Thị Quyên vùng vằng:

 

 

con cháu…

 

Đang còn định níu áo nằn nì mẹ chồng cho bằng được, nhưng Quyên phải vội im bặt vì Hà Nhi vụt bước vào, báo tin hoàng thượng đã tới. Cả ba mẹ con vội vàng bước ra, làm lễ mừng hoàng đế giá lâm.

 

Giữa lúc ấy, từ trong hành lang cung Đoan Trang – nơi ở của Nhị phi, Giám Trần đang ẩn mình sau hàng cột, tay cầm chiếc ống nhòm nhìn sang. Giữa vòng tròn của thấu kính, cảnh tượng đầm ấm bên cung Khôn Thái đang hiện ra: hoàng đế, hoàng hậu cùng với Tống vương phi và hai hoàng tôn đang vui vầy bên mâm

 

 

tiệc. Để cho không khí được ấm cúng, hoàng hậu đã cho thái giám và cung nữ lui hết, chỉ giữ lại Hà Nhi và Hạnh Thảo đứng hầu tiệc.

 

Giám Trần nhìn thật kỹ, ghi nhớ từng khuôn mặt rồi đút ống nhòm vào tay áo, lùi lũi đi thẳng vào chỗ Nhị phi:

 

 

Đán ở đó nữa.

 

Trong tiệc có hai hoàng tôn, nhưng Giám Trần quan tâm nhất là hoàng tôn Đán. Bởi vì, hiện nay triều đình đang chia làm hai phái: một phái ủng hộ hoàng tôn Đán, cháu đích tôn của hoàng hậu; phái kia ủng hộ hoàng tử Đảm, con trai của Nhị phi. Thường ngày, Nhị phi tuy ra mặt kình địch với Tam phi Ngọc Bình, nhưng chẳng qua là ghen tuông thường tình, nói cho cùng cũng là chuyện nhỏ. Ngọc Bình chỉ có một đứa con gái, lại ngây ngô khờ khạo, chẳng đáng quan tâm. Bao nhiêu tâm cơ đề phòng của Nhị phi thực ra tập trung cả về phía hoàng hậu.

 

Nghe Giám Trần báo cáo, Nhị phi sa sầm mặt:

 

 

đây chắc?

 

Thái giám Trần hùa theo:

 

 

bà ta cũng ghê lắm.

 

Nhị phi cười khẩy:

 

 

 

Thái giám Trần ghé sát thì thầm:

 

 

dòm kỹ thấy có mặt con tỳ ở bên đội Thượng thiện, là con hiểu ngay. Hoàng thượng mấy lúc này tới cung Khôn Thái hoài chính vì con tỳ đó thôi.

 

Nhị phi nhíu mày, nửa tin nửa ngờ:

 

 

 

xuất chúng. Trước đây chính nó làm bánh gai trong tiệc sinh nhật Tam phi. Hoàng hậu đã đưa nó về bên cung Khôn Thái, giữ nó làm của riêng đó.

 

Nhị phi “À há” một tiếng, mặt đang sa sầm vụt sáng lên:

 

 

nắm được thóp rồi… Giám Trần, hạn cho ngươi hai ngày, ngươi tra hỏi thật kỹ nguồn gốc, lai lịch của con tỳ đó cho ta.

 

***

 

Mấy hôm sau, vua Gia Long đang ngồi đọc bản tấu dưới ánh nến thì Trung Tín rón rén đến gần.

 

 

 

Trung Tín cầm chiếc thẻ ngà lên, ghi ngày tháng cùng với mấy chữ: “Tam cung”.

 

 

Vua bỏ bút đầu rồng xuống, ngồi ngay người lên. Biết ý, Trung Tín đến gần, khẽ đấm đều đều sau vai vua.

 

 

đấy chứ? – Vua hỏi.

 

 

lại với thần. – Trung Tín tâu – Thần cũng lấy làm lạ, chuyện hệ trọng vậy mà lệnh bà lại đem nói với Đăng Hưng.

 

– Thì bà ấy đã giục mãi, làm trẫm cứ phải tìm cách lảng đi. Ngay cả trẫm, bà ấy còn làm áp lực, thì bà ấy sợ gì ai mà không dám nói. Đăng Hưng giỏi đấy! – Nhà vua cười hà hà, rồi bỗng ngoảnh lại hỏi Trung Tín:

 

 

đã đệ lên chưa? Nếu chưa thì nhà ngươi nhớ nhắc bên bộ Lại, bảo họ là trẫm đang chờ.

 

Vậy là chức quan mới của Phạm Đăng Hưng đã được định đoạt, mà không ngờ lại do cái chuyện đấu khẩu ở Mộc Lan đình.

 

Đúng lúc ấy, Nhị phi đột ngột xuất hiện ngoài cửa:

 

 

Vua Gia Long ngẩng lên, cau mày:

 

 

việc gì đâu mà cũng không chịu đi nghỉ sớm?

 

Giọng Nhị phi thành khẩn pha chút oán trách:

 

 

 

không thăm viếng ái khanh…

 

 

Vua Gia Long ngờ ngợ:

 

 

Chánh cung…

 

 

xã tắc này sẽ ra sao?

 

Vua Gia Long xua tay:

 

 

Nhị phi không chịu:

 

– Vậy nếu lỡ có chuyện chi xảy ra cho hoàng hậu? Chánh cung với thiếp tình nghĩa như chị em. Tính mạng, sức khỏe của Chánh cung, thiếp còn lo hơn của chính thiếp!

 

Vua Gia Long sực nghĩ ra:

 

– Ừ… Lỡ mà Chánh cung có mệnh hệ gì… Ái khanh nói cũng phải. Phải

 

lắm.

 

Nhị phi thấy vua vừa xiêu xiêu, liền lập tức phục xuống khóc lạy:

 

 

Vua Gia Long vội vã cúi xuống đỡ Nhị phi:

 

 

Thái giám Trung Tín chưng hửng, vội lấy thẻ ngà ra xóa hai chữ Tam cung, sửa lại thành: Đệ nhị cung.

 

Mấy hôm sau, có tiếng đồn đại râm ran trong hoàng cung. Đồn tới tai Hà Nhi, rồi tới tai hoàng hậu… Đồn rằng nô tỳ Hạnh Thảo là dòng giống của Ngụy, tâm địa chẳng lành, khôn khéo luồn lách đến tận trong cung Khôn Thái, chờ dịp để hại vua.

 

Hoàng hậu vốn đã không khỏe, nghe vậy hoang mang lo lắng. Bệnh tim đã sẵn lại càng thêm nặng, bà nằm lịm đi suốt ngày không dậy.

 

Quỳ bên giường hoàng hậu, Hạnh Thảo dâng bát thuốc vừa sắc xong. Cữ thuốc thứ tư, ngự y cho uống vào đầu giờ Sửu. Người hầu đã đi ngủ cả chỉ còn Hà Nhi và Hạnh Thảo thức hầu.

 

Hoàng hậu mở mắt. Bà nhìn Hạnh Thảo, cái dáng gầy gầy, mấy sợi tóc mai buông rũ trước trán, đôi mắt đăm đăm hiền dịu. Ừ, cũng lạ thật, thảo nào người ta nghi kỵ. Một nô tỳ thân phận thấp hèn sao lại có cốt cách thanh tú thế kia. Lại nữa, theo lời Hà Nhi, sở dĩ Hạnh Thảo nấu ăn tài nghệ như vậy là vì có được một cuốn cẩm nang viết bằng chữ nôm. Là con gái, ngay cả các tiểu thư con quan cũng chưa chắc đã được học hành, sao một nô tỳ mà lại biết chữ. Chừng ấy cũng đủ cho người ta phải thắc mắc.

Hoàng hậu định hỏi, nhưng rồi lại thôi. Đã từng trải qua nhiều cuộc biển dâu, bà hiểu, nguồn gốc, địa vị của một người đôi khi chẳng nói lên gì cả. Dù Hạnh Thảo là ai thì bà cũng tin chắc cô là người hiền lương. Từng miếng ăn cô dâng lên, từng lời nói, cử chỉ, tất cả đều mộc mạc, chân thành, tận tụy. Tuy thời gian Hạnh Thảo về cung Khôn Thái chưa lâu, nhưng đã đem lại cho hoàng hậu một cảm giác rất gần gũi, thân thương.

. Để thuốc đấy, từ từ ta sẽ uống. Cho con đi nghỉ, kẻo khuya rồi. Nghe giọng hoàng hậu yếu ớt, Hạnh Thảo rưng rưng nước mắt.

. Hoàng hậu cứ để cho con canh giấc. Lần này chắc là lần cuối con được dâng thuốc cho lệnh bà…

Hoàng hậu xúc động:

.Ta mến con lắm, rất muốn giữ con lại với ta. Nhưng trong cung nhiều người tai ác quá. Nếu là ý Nhị phi, ta còn bênh vực cho con được, dù sao bà ấy vẫn còn phải nể. Ngặt nỗi lần này chính hoàng thượng đã có khẩu dụ, ta làm sao dám trái lời.

Hạnh Thảo cúi đầu, nước mắt rơi. Tuy còn ít tuổi, sự từng trải đủ cho cô hiểu: người tốt vẫn thường thua trong mọi cuộc tranh đoạt.

. Tâu hoàng hậu, xin hãy nhẹ lòng, đừng vì con mà thương tâm nữa…

Hạnh Thảo không dám nói thêm, vì thấy vai hoàng hậu rung rung, mắt khẽ nhắm lại kìm nén một tiếng nấc. Hạnh Thảo biết mình ra đi là đem theo niềm vui nhỏ nhoi của bà hoàng tội nghiệp: niềm vui được đón người chồng hoàng đế bên mâm cơm ngon ngọt, cạnh những đứa cháu thân thương, để cùng sống lại ký ức về đứa con trai đã mất…

Hạnh Thảo rời cung Khôn Thái. Trước đó mấy hôm, Nhị phi đã đến gặp hoàng hậu.

. Thưa chị, em đã ướm hỏi khắp, nhưng chẳng có cung phòng nào chịu nhận nô tỳ ấy cả. Nghe nói người của Tây Sơn, ai cũng sợ. Chỉ còn cách…

. Cách gì?

. Chỉ còn một cách… cho xuất cung!

. Thôi đi em. Dù sao cũng phải nể ta một chút chứ! Dù sao cũng đã từng là người của ta! Xuất cung là gì, là bị đuổi ra khỏi cung chứ còn gì nữa?

. Xin chị bình tĩnh. Em rất ân hận lỡ lời làm chị buồn! Hoàng hậu vừa nói vừa quay mặt đi, không nhìn Nhị phi:

. Rút ngay lại lời nói ấy đi. Ta có chết cũng không để cho Hạnh Thảo bị đuổi khỏi cung. Nó đã có tội gì đâu. Sao lại cứ gán cho nó những tội ác mà nó chưa hề nghĩ tới.

Nhị phi đấu dịu:

. Xin chị bớt giận, để em tính lại. Bây giờ, đã thế theo em chỉ còn một cách cuối cùng…

. Cách gì, nói mau đi.

. Chỉ còn cách đưa nô tỳ ấy về cung Tam phi. Tam phi chẳng có lý do gì mà không chịu nhận nô tỳ ấy, chính Tam phi cũng là người của Tây Sơn kia mà. Nhị phi vừa nhấn mạnh vào mấy tiếng “người của Tây Sơn” vừa cười khinh  bỉ.

Exit mobile version